Mái thái và mái bằng là hai kiểu mái phổ biến trong những căn biệt thự theo phong cách hiện đại. Tuy nhiên, rất nhiều gia chủ còn băn khoăn và phân vân khi chọn giữa hai loại mái này. Dưới đây là câu hỏi mà Kiến trúc An Hưng đã nhận được từ anh Dũng – vị khách hàng quan tâm đến vấn đề này. Mời bạn đọc tham khảo ngay!

Hỏi: Chào kiến trúc An Hưng, tôi đang có nhu cầu xây biệt thự hiện đại nhưng phân vân không biết nên chọn mái thái hay mái bằng.

Tôi thích vẻ đẹp của hệ mái thái truyền thống nhưng cũng đam mê vẻ đẹp mới lạ và tính tiện ích của không gian trên mái của mái bằng. Tôi nghe nói mái thái có khả năng chống nóng, thoát nước tốt nhưng thi công phức tạp hơn mái bằng. Còn mái bằng thi công đơn giản, chi phí thấp hơn nhưng khả năng chống thấm, chống nóng lại kém.

Vì thế, tôi đắn đo mãi, không biết quyết định ra sao nên nhờ kiến trúc An Hưng tư vấn giúp. Mong nhận được sự tư vấn của các kiến trúc sư.

Đáp: Chào bạn, Kiến trúc An Hưng rất hiểu sự phân vân của bạn bởi đây không chỉ là nỗi băn khoăn của mình bạn mà còn của nhiều gia chủ đang muốn xây biệt thự phong cách hiện đại.

Nỗi băn khoăn này xuất phát từ những ưu nhược điểm riêng của hai hình thức mái này. Nhưng một khi bạn đã hiểu rõ từng loại mái thì việc lựa chọn sẽ dễ dàng hơn. Vì thế, trước tiên, Kiến trúc An Hưng sẽ gửi đến bạn và các bạn độc giả khác những đặc điểm cơ bản về hai loại mái này.

Tổng quan về mái thái

Mái thái là gì?

Mái thái là kiểu mái dáng đua ra hình chữ A, có độ dốc lớn, cân đều về hai bên và ngói xếp chồng lên nhau. Để tạo mái, người ta có thể xây tường thu hồi, đổ bê tông cốt thép hoặc sử dụng khung vì kèo sắt hộp lợp ngói cho toàn bộ phần mái và khung mái bên trong.

Ưu nhược điểm của mái thái

Ưu điểm

Xuất phát từ đặc điểm cấu tạo, mái thái có những ưu điểm sau:

  • Khả năng chống nóng, thoát nhiệt tốt: Vì mái thái lợp ngói nên có thêm không gian để ngăn cách, tản nhiệt và làm giảm tác động của nhiệt xuống không gian sinh hoạt, đem đến sự thoáng mát cho biệt thự.
  • Thoát nước hiệu quả: Mái thái có độ dốc lớn nên nước mưa rơi xuống mái có thể thoát đi ngay, không gây ứ đọng. Vì thế, mái Thái thích hợp với nơi hay có mưa lớn, nhiều.
  • Giúp tăng sự quy mô, bề thế của công trình: Mái thái dốc nên có thể tổ hợp theo nhiều hình khối khác nhau, tạo thành những tổ hợp mái phức tạp, giúp công trình trông quy mô, bề thế hơn.
  • Giúp tôn vinh vẻ đẹp công trình: Mái thái có chóp nhọn và độ dốc nhất định, có thể kết hợp nhiều lớp mái, quay theo nhiều hướng, tạo hiệu ứng thị giác đẹp mắt và giúp cho công trình trông cao ráo hơn, đặc biệt là với biệt thự 1 tầng.
  • Tiết kiệm chi phí: Do khi sử dụng hệ xà gồ – vì kèo thép (hệ cầu phong – lito) đơn giản, có trọng lượng nhẹ, không gây áp lực cho toàn bộ công trình nên gia chủ sẽ tiết kiệm thêm chi phí.
  • Tính ứng dụng cao: Mái thái phù hợp với nhà phố, nhà cấp 4, biệt thự vườn, biệt thự nghỉ dưỡng… Đặc biệt, biệt thự vườn có diện tích rộng tạo điều kiện để thiết kế khoảng đua của mái lớn và tạo nên độ bay, độ phiêu, tính thẩm mỹ cao cho mái thái.

Mái thái thiết kế nhiều lớp mái, quay theo nhiều hướng mang đến hiệu ứng thị giác thu hút và giúp cho căn biệt thự trông cao ráo, quy mô hơn

Mẫu biệt thự tân cổ điển 3 tầng mái thái với không gian sân vườn đẳng cấp
Mẫu biệt thự tân cổ điển 3 tầng mái thái với không gian sân vườn đẳng cấp

Nhược điểm

Bên cạnh đó, mái thái cũng có nhược điểm là:

  • Thi công phức tạp, nguy hiểm và đòi hỏi thợ thi công phải có kinh nghiệm, tay nghề cao:
    • Do mái thái có cấu tạo phức tạp, độ dốc nhất định nên việc thi công sẽ phức tạp, mất thời gian hơn.
    • Cần xây tường thu hồi và hệ xà gồ vì kèo mái hoặc phải đổ bê tông mái dốc  nên sẽ tốn thời gian, công sức và chi phí thi công phần mái.
    • Mái thái không có điểm néo dây để đu lên sơn tường phía dưới nên nếu gặp vị trí khó, giàn giáo sơn không tới, việc thi công sẽ mất thêm nhiều thời gian và nguy hiểm hơn.
  • Chi phí cao hơn mái bằng: Do mái thái có cấu tạo phức tạp, sử dụng nhiều vật liệu, mất nhiều chi phí cho nhân công hơn.
Việc thi công mái thái khó khăn, phức tạp hơn và chi phí cũng cao hơn mái bằng
Việc thi công mái thái khó khăn, phức tạp hơn và chi phí cũng cao hơn mái bằng

Tổng quan về mái bằng

Mái bằng là gì?

Mái bằng là kiểu mái liền, không dốc, bao phủ lấy toàn bộ khối nhà, thường là đổ bằng bê tông.

Ưu/nhược điểm của mái bằng

Ưu điểm

Mái bằng có những ưu điểm sau:

  • Kiến trúc gọn gàng, không gây ảnh hưởng tới nhà bên cạnh: Do mái bằng không nhất thiết cần khoảng đua như mái Thái nên thích hợp với căn nhà có diện tích nhỏ, nhà phố, nhà cao tầng xây trong ngõ ngách.
  • Bền bỉ và có khả năng chống chịu mưa, bão cao: Mái bằng làm từ bê tông cốt thép, có cấu trúc vững vàng, kết cấu bền chắc và độ đánh dốc chỉ khoảng 5 – 8% nên chịu được áp lực của gió bão.
  • Tận dụng được không gian mái bằng: Bạn có thể tận dụng không gian trên mái, tối ưu không gian sinh hoạt như tận dụng không gian mái làm sân thượng để trồng rau, cây cảnh, tạo góc thư giãn…
  • Khả năng chống cháy, chống dột cao: Mái bằng có cấu trúc kiên cố, không sử dụng vật liệu dễ cháy nên có khả năng chống cháy, chống dột cao.
  • Cải tạo, nâng cấp dễ dàng: Nếu muốn thay mái, bạn có thể thực hiện khá dễ dàng mà không ảnh hưởng đến toàn bộ căn nhà. Nếu muốn xây thêm tầng, bạn có thể tận dụng nền mái bằng làm nền tầng và xây chồng tầng lên.

Có thể tận dụng không gian trên mái bằng làm vườn trên mái, tạo ra góc ngắm cảnh đẹp từ trên cao

Mẫu biệt thự hiện đại 3 tầng sang trọng, phá cách
Mẫu biệt thự hiện đại 3 tầng sang trọng, phá cách

Nhược điểm

Tuy nhiên, mái bằng cũng có những nhược điểm là:

  • Dễ bị thấm: Mái bằng có độ đánh dốc thấp, khi trời mưa, các rác thải như lá cây, cát… tụ lại lâu ngày gây ra khó thoát nước, thấm dột, tạo ra các vết loang trên trần (nếu chống thấm không đúng cách), gây mất tính thẩm mỹ. Nếu sau một thời gian dài sử dụng mái bị thấm, mốc… thì quá trình sửa chữa, chống thấm càng khó khăn hơn.
  • Rất nóng nực vào mùa hè: Vào mùa hè, toàn bộ bề mặt mái sẽ tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Mái bằng sẽ hấp thụ nhiệt vào các không gian bên trong, làm tăng nhiệt độ, khiến không gian oi bức, nóng nực. Vì thế, cần có thêm giải pháp chống nóng cho mái bằng ngay từ đầu.

Mái bằng có khả năng chống nóng kém nên phải áp dụng thêm các biện pháp chống nóng như làm vườn trên mái, sử dụng vật liệu cách nhiệt…

Mẫu thiết kế biệt thự hiện đại 3 tầng mái bằng
Mẫu thiết kế biệt thự hiện đại 3 tầng mái bằng

Kết luận

Như vậy, mỗi loại mái phù hợp từng công trình, từng vị trí khu đất khác nhau. Việc lựa chọn còn phụ thuộc vào sở thích, gu thẩm mỹ của gia chủ. Dưới đây là một vài gợi ý đến từ Kiến trúc An Hưng:

  • Căn cứ vào vị trí công trình:
    • Biệt thự ở nông thôn, biệt thự đơn lập có thể chọn mái thái: Vì mái thái giúp tôn vinh quy mô, sự bề thế của công trình. Mái thái cũng mang vẻ đẹp truyền thống, phù hợp với phong cảnh vùng quê. Hơn nữa, với những khu đất đủ rộng, xung quanh còn đất trống có đủ diện tích để đua mái, tạo ra độ bay và tính thẩm mỹ cho mái.
    • Với biệt thự liền kề nên chọn mái bằng: Mái bằng có kiến trúc gọn gàng, thích hợp với khu vực thành phố có diện tích nhỏ hẹp và không gây ảnh hưởng tới căn nhà bên cạnh.
  • Căn cứ vào diện tích khu đất:
    • Nếu khu đất nhỏ, liền kề, nên chọn mái bằng: Vì mái bằng gọn gàng, không ảnh hưởng đến căn nhà bên cạnh.
    • Nếu khu đất lớn, muốn thiết kế biệt thự vườn, bạn có thể chọn cả hai hình thức mái là mái thái và mái bằng. Tuy nhiên, mái thái có thể phù hợp với mọi phong cách kiến trúc. Còn mái bằng chỉ phù hợp với biệt thự hiện đại.

Hy vọng sau bài viết này, anh Dũng cũng như quý vị độc giả đang phân vân không biết xây biệt thự hiện đại nên chọn mái thái hay mái bằng sẽ có sự lựa chọn cho riêng mình.

Nhìn chung, việc chọn mái thái hay mái bằng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như diện tích đất, vị trí xây dựng, kiến trúc ngôi nhà, sở thích gia chủ và ý tưởng của kiến trúc sư thiết kế… Vì thế, để có một thiết kế biệt thự tối ưu nhất, quý vị hãy liên hệ  với đơn vị tư vấn thiết kế chuyên nghiệp, đơn vị sở hữu những sản phẩm kiến trúc sáng tạo độc đáo… để có được ngôi nhà ưng ý nhất.

Chia sẻ ngay

NHẬN MẪU NHÀ VÀ DỰ TOÁN THI CÔNG MIỄN PHÍ

    Lightbox Button