Ánh sáng là yếu tố quan trọng, cần được quan tâm khi thiết kế xây dựng bởi chúng vừa mang đến giá trị thẩm mỹ cao vừa tác động đến chức năng sử dụng của phòng. Tuy nhiên, những căn nhà phố cao tầng trong ngõ hẻm rất dễ gặp phải tình trạng thiếu sáng. Vậy giải pháp nào trong trường hợp này? Hãy tham khảo 8 giải pháp lấy sáng cực hiệu quả dưới đây để áp dụng ngay!

Thiết kế giếng trời để lấy ánh sáng tự nhiên

Giếng trời là giải pháp lấy sáng và đảm bảo sự thông thoáng tự nhiên nhất cho không gian bên trong nhà. Khi thiết kế giếng trời lấy sáng, bạn nên chú ý:

  • Vị trí đặt giếng trời: Nên bố trí ở giữa nhà kết hợp với cầu thang hoặc phía cuối ngôi nhà ống để tiết kiệm diện tích mà vẫn đảm bảo lấy sáng hiệu quả.
  • Kích thước giếng trời: Kích thước giếng trời phụ thuộc vào diện tích mặt bằng, chiều cao, chiều rộng, chiều sâu ngôi nhà… Theo tiêu chuẩn xây dựng, diện tích giếng trời nên chiếm 10% diện tích nhà ở.
  • Thiết kế giếng trời:
  • Phần mái giếng trời: Mái che giếng trời phải có khả năng lấy sáng từ trên mái và có độ bền cao. Tốt nhất nên sử dụng mái kính trượt hoặc mái kính cường lực.
  • Phần chân giếng trời: Nên bố trí chậu cảnh, chậu hoa, hòn non bộ… để tạo thành khu tiểu cảnh làm đẹp cho không gian nội thất và mang lại màu xanh, bầu không khí trong lành cho nhà ở.
Thiết kế giếng trời phía trên cầu thang giúp đón ánh sáng phía trên vào không gian nội thất bên trong nhà
Thiết kế giếng trời phía trên cầu thang giúp đón ánh sáng phía trên vào không gian nội thất bên trong nhà

Lựa chọn vật liệu lấy sáng tốt

Bên cạnh giải pháp thiết kế giếng trời, bạn có thể sử dụng vật liệu lấy sáng cho không gian nội thất như gạch kính, gạch bông gió, kính…

Gạch kính lấy sáng

Gạch kính lấy sáng là loại vật liệu còn khá mới trên thị trường kiến trúc. Loại gạch này được làm từ khối thủy tinh, có tác dụng cách âm, cách nhiệt, chống thấm nước… Gạch kính giúp cho lớp ánh sáng có thể đi xuyên qua, mang lại lượng ánh sáng vừa phải, không quá gay gắt cho nhà ở.

Chính vì có tác dụng lấy sáng mà gạch kính thường được sử dụng ở vách ngăn văn phòng, vách ngăn nhà tắm, tường spa, quán bar… để lấy sáng.

Gạch bông gió

Gạch bông gió có tính thẩm mỹ cao và cũng là giải pháp chiếu sáng, lấy gió khá hiệu quả do có nhiều khe hở. Ngoài ra gạch bông gió tạo hình họa tiết sẽ giúp không gian thêm sang trọng, khi ánh nắng chiếu vào có thể tạo ra các “bông hoa nắng” sinh động, bắt mắt.

Bạn có thể sử dụng gạch bông gió để trang trí mặt tiền, một số mảng tường trong nhà.

Kính lấy sáng

Kính thường có màu trong suốt, giúp ánh sáng có thể xuyên qua dễ dàng vào không gian bên trong. Vì thế, đây là cách lấy sáng rất hiệu quả. Tuy nhiên lưu ý cần bố trí kèm rèm cửa khi sử dụng kính lấy sáng.

Hệ cửa kính trong suốt giúp lấy sáng nhiều hơn vào không gian phòng khách
Hệ cửa kính trong suốt giúp lấy sáng nhiều hơn vào không gian phòng khách

Thiết kế cửa sổ, cửa chớp, ô thoáng lấy sáng

Cửa sổ, cửa chớp, ô thoáng là những chi tiết kiến trúc không thể thiếu trong mỗi căn nhà. Những ô cửa này sẽ giúp không gian nội thất bên trong căn nhà đón được nhiều ánh sáng, thông gió tốt hơn. Tuy nhiên, khi thiết kế bạn cần lưu ý:

  • Nên xây các loại cửa lớn để lấy sáng, lấy gió và làm không gian sáng hơn, tạo sự thông thoáng cho căn nhà.
  • Với kiến trúc hiện đại, có thể thiết kế các diện kính lớn gần sát nền nhà và cao kịch trần để tăng diện tích lấy sáng và tạo nên điểm nhấn độc đáo cho căn nhà.
  • Trường hợp không thiết kế được cửa sổ cánh mở, cửa đẩy ra ngoài, bạn có thể thiết kế cửa kính chớp, cửa lùa để lấy sáng, lấy gió.
  • Dùng cửa kính trượt để lấy sáng là giải pháp tối ưu cho những cạnh tiếp giáp khu đất bên cạnh có khoảng không hẹp, cửa kính trượt cũng rất hiệu quả trong việc thông gió, với ảnh sáng thì có thể điều chỉnh bằng mành, rèm cửa.
Design các hình thức, kích thước cửa khác nhau tạo nét độc đáo cho mặt tiền mà vẫn đảm bảo hiệu ứng ánh sáng và thông gió
Design các hình thức, kích thước cửa khác nhau tạo nét độc đáo cho mặt tiền mà vẫn đảm bảo hiệu ứng ánh sáng và thông gió

Hạn chế tường ngăn

Trong một số trường hợp nhà cần phân chia nhiều không gian thì bạn hãy hạn chế sử dụng tường mà thay vào đó là dùng các vách ngăn kính, vách ngăn mềm CNC… để tạo không gian thoáng rộng và sáng hơn.

Vách ngăn CNC bằng gỗ ngăn cách phòng ăn với phòng khách vừa đảm bảo thông thoáng lại có sự riêng tư nhất định
Vách ngăn CNC bằng gỗ ngăn cách phòng ăn với phòng khách vừa đảm bảo thông thoáng lại có sự riêng tư nhất định

Lựa chọn màu sơn và màu sắc nội thất phù hợp

Màu sơn và màu sắc nội thất có thể làm không gian trông thoáng và rộng rãi hơn. Vì thế, hãy chú ý đến việc sử dụng các yếu tố này cho căn nhà thiếu sáng.

  • Nên ưu tiên chọn màu sơn, màu nội thất tông sáng như: màu trắng, màu kem, màu be, màu pastel, bạc, màu ánh kim…
  • Sơn tường có màu sắc tương phản hoặc sử dụng tranh trang trí tường có gam màu tối trên nền tường màu sáng như đen – trắng để tạo điểm nhấn và tăng chiều sâu cho không gian.
Trần nhà và toàn bộ tủ đề đồ đều mang màu trắng tinh khiết giúp căn phòng thêm sáng và rộng rãi
Trần nhà và toàn bộ tủ đề đồ đều mang màu trắng tinh khiết giúp căn phòng thêm sáng và rộng rãi

Nhà thiếu sáng nên chọn gương bóng, sàn bóng giúp phản xạ ánh sáng tốt hơn

Gương kính, sàn bóng sẽ giúp không gian thêm sáng hơn.

  • Gương kính: Tạo cảm giác không gian rộng hơn và tạo ra hiệu ứng gương bóng khi ánh sáng chiếu vào và làm căn phòng sáng hơn.
  • Sàn bóng: Sàn gạch hoặc đá tự nhiên màu sáng, bóng giúp phản xạ ánh sáng tốt hơn loại sàn màu tối, không bóng.
Sàn gạch bóng có tác dụng phản xạ ánh sáng, làm cho không gian phòng khách thêm sáng hơn
Sàn gạch bóng có tác dụng phản xạ ánh sáng, làm cho không gian phòng khách thêm sáng hơn

Lựa chọn giải pháp chiếu sáng hợp lý, khoa học

Nếu không thể cung cấp đủ ánh sáng tự nhiên cho ngôi nhà, bạn có thể thay thế bằng cách thiết kế hệ thống chiếu sáng nhân tạo một cách hợp lý. Nếu muốn đạt được điều này, hãy lưu ý:

  • Xác định không gian chức năng và vị trí chiếu sáng để lựa chọn mức độ chiếu sáng phù hợp. Ví dụ: Phòng khách và phòng bếp cần chiếu sáng nhiều hơn phòng ngủ. Trong phòng bếp, cần tập trung chiếu sáng ở bếp nấu và bồn rửa.
  • Chọn loại đèn vừa có tính thẩm mỹ vừa có hiệu quả chiếu sáng cao cho từng không gian. Ví dụ: Phòng khách phù hợp với đèn cây. Loại đèn này vừa cung cấp ánh sáng phù hợp vừa như một món đồ trang trí cho phòng khách. Còn phòng ăn nên sử dụng đèn trần thả xuống giữa bàn ăn.
Phòng khách nhỏ vẫn đảm bảo ánh sáng và thông thoáng nhờ có cửa sổ cùng với việc sử dụng các loại đèn chiếu sáng nội thất
Phòng khách nhỏ vẫn đảm bảo ánh sáng và thông thoáng nhờ có cửa sổ cùng với việc sử dụng các loại đèn chiếu sáng nội thất

Rèm cửa

Nhiều nhà có cửa sổ lớn nhưng vẫn gây ra cảm giác bí bách, u tối, nặng nề vì dùng rèm cửa màu tối, dày, cứng.

Xuất phát từ thực tế ấy, người dùng nên chú ý đến màu sắc, chất liệu, độ dày của rèm cửa. Nếu muốn tạo thêm độ sáng, độ thoáng cho căn nhà, hãy chọn rèm cửa màu sáng, độ dày vừa phải và có sự mềm mại nhất định.

Rèm cửa 2 lớp màu be mang tới vẻ đẹp mềm mại, nhẹ nhàng, cảm giác thông thoáng cho không gian nội thất
Rèm cửa 2 lớp màu be mang tới vẻ đẹp mềm mại, nhẹ nhàng, cảm giác thông thoáng cho không gian nội thất

Trên đây là 8 giải pháp lấy sáng cho nhà thiếu sáng hiệu quả nhất cho các không gian. Bạn có thể áp dụng một hoặc nhiều giải pháp chiếu sáng trên cho căn nhà thiếu sáng của mình. Nếu không biết giải pháp nào phù hợp nhất cho căn nhà của mình, bạn có thể tham vấn ý kiến của các kiến trúc sư.

Với quan niệm một căn nhà không chỉ đẹp, tối ưu được công năng mà còn phải đủ sáng, thoáng và tận dụng đối đa gió trời cho việc điều hòa vi khí hậu trong nhà – hội đủ những yếu tố trên căn nhà sẽ mang lại không gian sống thoải mái nhất cho gia chủ.

Vì vậy, ngay từ khâu thiết kế, các kiến trúc sư An Hưng luôn chú trọng khả năng lấy sáng, điều hòa vi khí hậu tự nhiên bằng hệ thống cửa, áp dụng các vật liệu xây dựng mới, xử lý không gian công năng, design và bố trí đồ nội thất tối ưu… để mang đến những không gian hoàn hảo nhất, thiên nhiên nhất cho mỗi gia đình.

Chia sẻ ngay

NHẬN MẪU NHÀ VÀ DỰ TOÁN THI CÔNG MIỄN PHÍ

    Lightbox Button