Quá trình ảnh hưởng của kiến trúc Pháp ở Hà Nội là một tiền đề thuận lợi cho kiến trúc Việt Nam tiếp cận với kiến trúc hiện đại phương Tây trong xu thế hội nhập quốc tế tất yếu hiện nay.

Các ảnh hưởng này có những mặt tích cực và cũng không ít mặt tiêu cực. Việc đánh giá và phân loại các công trình kiến trúc Pháp ở Hà Nội theo tiêu chí của những ảnh hưởng này là hết sức cần thiết, để từ đó có thể rút ra các bài học kinh nghiệm cho công tác thiết kế, xây dựng, nghiên cứu và bảo tồn.

Kiến trúc và văn hóa có quan hệ khăng khít, nhân quả điều đó thể hiện trong kiến trúc Pháp ở Hà Nội. Ở giai đoạn đầu của thời kỳ thực dân là sự áp đặt văn hóa Pháp thông qua kiến trúc du nhập. Ở giai đoạn sau, chính sự khác biệt giữa hai nền văn hóa Đông Tây đã tạo ra những điều kiện và cơ sở thuận lợi cho quá trình chuyển hóa của kiến trúc Pháp ở Hà Nội với nét riêng, trong đó đặc trưng văn hóa, xã hội và môi trường tự nhiên bản địa có vai trò quan trọng.

Biệt thự cổ điển Pháp
Biệt thự cổ điển Pháp

Những phong cách kiến trúc Pháp ở Hà Nội

Ảnh hưởng của kiến trúc Pháp ở Hà Nội diễn ra có quy luật, bộc lộ những giá trị tích cực nhất định, đi từ cưỡng bức, cộng sinh, chuyển hóa mềm mại và có đặc trưng phù hợp với đặc điểm tự nhiên và nhân văn Hà Nội, bao chứa cả tính khách quan của thời đại và tính chủ quan của các cá nhân. Cùng An Hưng tìm hiểu những phong cách kiến trúc Pháp mang một dấu ấn độc đáo tại Hà Nội.

Phong cách kiến trúc Tân Cổ điển

Phong cách kiến trúc Tân Cổ điển là phong cách kiến trúc áp đảo đối với các công trình công cộng lớn ở Hà Nội thời kỳ Pháp thuộc và cũng là phong cách mang dấu ấn mạnh mẽ nhất của kiến trúc thời kỳ này.

Mẫu biệt thự sau khi được cải tạo kiến trúc tại Khu biệt thự Hoa Phượng - An Khánh - Hà Nội
Mẫu biệt thự sau khi được cải tạo kiến trúc tại Khu biệt thự Hoa Phượng – An Khánh – Hà Nội

Phong cách kiến trúc địa phương Pháp

Những công trình phong cách địa phương Pháp ở Hà Nội nhìn chung mang đậm tính hồi cố, duyên dáng, mang nhiều nét kiến trúc các địa phương miền Bắc nước Pháp và vùng Paris, tuy nhiên đã có những biến đổi nhất định để phù hợp với công năng mới và khí hậu nhiệt đời Việt Nam.

Phong các kiến trúc Art Deco

Kiến trúc Art Deco bắt đầu phát triển ở Hà Nội từ những năm 1920 và đặc biệt mạnh mẽ vào những năm 1930. Những công trình xây dựng theo xu hướng này thường sử dụng những hình khối kinh điển trong bố cục không gian, các khối vuông, chữ nhật kết hợp với các khối bán trụ tạo ra một hình thức kiến trúc hiện đại và giản dị. Thêm vào đó là các hoạ tiết trang trí bằng thép uốn hoặc đắp nổi bằng xi măng, thạch cao với đường nét mềm mại làm giảm bớt sự thô nặng của các khối chủ đạo.

Phong cách kiến trúc Đông Dương

Kiến trúc theo phong cách Đông Dương là những công trình có cấu trúc mặt bằng, hình khối hoàn toàn theo kiểu Pháp thịnh hành lúc bấy giờ, nhưng đã có sự tìm tòi, biến đổi về mặt không gian và cấu tạo kiến trúc nhằm tạo ra những công trình có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, cảnh quan cũng như truyền thống văn hoá bản địa. Các kiến trúc sư theo phong cách này thường sử dụng những hình thức và chi tiết kiến trúc truyền thống Việt Nam, Khmer trong việc tạo nên các bộ mái, ô văng che cửa, cùng các hoạ tiết trang trí khác.

Biệt thự Đông Dương
Biệt thự Đông Dương

Trong quá trình hình thành và phát triển, kiến trúc Hà Nội có dấu ấn rõ nét của các công trình kiến trúc Pháp, ảnh hưởng trong các vấn đề tổ chức không gian, kỹ thuật – vật liệu xây dựng và hình thái biểu hiện.

IFrame

Kiến Trúc An Hưng luôn tìm hiểu, sáng tạo mong muốn có những mẫu kiến trúc thật ấn tượng cho khách hàng.  Những kiến trúc Pháp là những thiết kế ấn tượng có thể áp dụng cho những công trình xây dựng thiết kế biệt thự dinh thự hiện nay.

Bạn cần tư vấn về những phong cách thiết kế biệt thự dinh thự có thể liên hệ với An Hưng để chúng tôi giúp bạn thiết kế một công trình kiến trúc thật độc đáo và nổi bật.

Chia sẻ ngay

NHẬN MẪU NHÀ VÀ DỰ TOÁN THI CÔNG MIỄN PHÍ

    Lightbox Button