Ngày nay, thiết kế phòng ngủ khép kín ngày càng trở  nên phổ biến bởi sự tiện dụng mà cách thiết kế này đem lại. Vậy thiết kế nhà vệ sinh trong phòng ngủ có tốt không? Hãy cùng kiến trúc An Hưng đi tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây.

Có nên thiết kế nhà vệ sinh trong phòng ngủ?

Để biết có nên thiết kế nhà vệ sinh trong phòng ngủ không, trước tiên chúng ta cần tìm hiểu về ưu, nhược điểm của kiểu thiết kế này mang lại.

Nhược điểm

Theo quan niệm cũ và quan điểm của một số người thì thiết kế nhà vệ sinh trong phòng ngủ có nhược điểm là:

  • Gây ra nấm mốc và tiếng ồn: Một số người cho rằng hơi nước trong nhà vệ sinh sẽ làm cho chăn, ga, gối, đệm, đồ gia dụng trong phòng ngủ bị ẩm ướt, nấm mốc. Và nấm mốc sẽ làm cho chủ nhân căn phòng cảm thấy khó chịu, mệt mỏi hơn. Hơn nữa, tiếng nước chảy từ nhà vệ sinh có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của người nằm trong phòng.
  • Không tốt cho phong thủy: Quan niệm cũ cho rằng nhà vệ sinh chứa nhiều âm khí. Phòng ngủ lại là không gian riêng tư. Nếu đặt nhà vệ sinh trong phòng ngủ, dễ sản sinh ra nhiều uế khí, làm không khí ô nhiễm và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, sức khỏe người ngủ.

Thực ra, trong thời đại hiện nay thì những quan điểm trên không còn phù hợp. Bởi hiện nay các phòng vệ sinh đều được thiết kế là một phòng độc lập trong phòng ngủ có vách ngăn kính với tường ngăn cách, cửa riêng cùng các thiết bị vệ sinh hiện đại nên trong nhà vệ sinh luôn sạch sẽ khô ráo gần như không có hơi ẩm làm ảnh hưởng đến phòng ngủ. Vách tắm kính kín khít, thiết bị vệ sinh chất lượng cao cùng hệ thống ống cấp và thoát nước giảm âm thì tiếng ồn từ nhà vệ sinh được triệt tiêu đáng kể, không hề ảnh hưởng đến không gian ngủ nghỉ.

Phòng vệ sinh cũng được thiết kế khá thoáng và khoa học với cửa sổ riêng giúp lưu thông không khí và được vệ sinh sạch sẽ, khử mùi hiệu quả nên không tồn tại nhiều âm khí, uế khí.

Nhà vệ sinh đều sử dụng vách kính hoặc tường ngăn cách và thiết kế cửa sổ nên không gây ẩm ướt hay ảnh hưởng đến phòng ngủ
Nhà vệ sinh đều sử dụng vách kính hoặc tường ngăn cách và thiết kế cửa sổ nên không gây ẩm ướt hay ảnh hưởng đến phòng ngủ

Ưu điểm

Một số ưu điểm của việc thiết kế phòng vệ sinh trong phòng ngủ phải kể đến:

  • Tiện lợi: Người dùng có thể dễ dàng làm vệ sinh cá nhân, giặt giũ, ngủ nghỉ trong cùng một không gian mà không cần đi lại nhiều. Đặc biệt, những lúc mệt mỏi, người lớn tuổi đi lại khó khăn thì phương án thiết kế này cực kỳ hữu ích.
  • Đảm bảo sự riêng tư: Người dùng có thể thoải mái sinh hoạt, vệ sinh cá nhân trong phòng ngủ của mình mà không ảnh hưởng tới người khác hay bị người khác làm ảnh hưởng.

Nhà vệ sinh được kết nối với phòng thay đồ và phòng ngủ nên rất thuận tiện cho việc sinh hoạt của gia chủ
Nhà vệ sinh được kết nối với phòng thay đồ và phòng ngủ nên rất thuận tiện cho việc sinh hoạt của gia chủ

Như vậy, với nhu cầu sống hiện đại ngày nay thì việc đặt nhà vệ sinh trong phòng ngủ ngày càng trở thành tất yếu giúp nâng cao sự tiện ích, mức độ tiện nghi và chất lượng cuộc sống.

Cách bố trí nhà vệ sinh trong phòng ngủ khoa học và hợp phong thuỷ

Để có thể thiết kế nhà vệ sinh trong phòng ngủ khoa học và hợp phong thủy, bạn cần chú ý đến những nguyên tắc sau:

Đảm bảo diện tích nhà vệ sinh hợp lý

Tùy theo  kiểu nhà và diện tích ngôi nhà mà bạn có thể lựa chọn diện tích và thiết kế nhà vệ sinh khác nhau:

  • Với những căn nhà nhỏ, có thể thiết kế nhà vệ sinh khoảng 3m2
  • Với những căn nhà phố, nhà ống có diện tích trung bình, có thể thiết kế nhà vệ sinh 3.52 – 4 m2
  • Với những căn biệt thự vườn hay những ngôi nhà có diện tích lớn, có thể thiết kế nhà  vệ sinh 5 – 7 m2 và có các tiện ích như tắm kính, bồn tắm nằm, phòng xông hơi
Với những căn nhà lớn, có thể thiết kế nhà vệ sinh rộng và có riêng khu vực tắm kính, xông hơi riêng biệt
Với những căn nhà lớn, có thể thiết kế nhà vệ sinh rộng và có riêng khu vực tắm kính, xông hơi riêng biệt

Đảm bảo công năng và tính tiện ích của nhà vệ sinh

Công năng và tiện ích của một nhà vệ sinh hợp lý và khoa học thể hiện ở:

  • Đảm bảo sự thông thoáng và phân chia hợp lý: Công năng của một nhà vệ sinh đầy đủ sẽ bao gồm ba khu vực là bồn rửa (lavabo), bồn cầu vào khu tắm đứng. Các khu vực này phải được bố trí sao cho đảm bảo sự thông thoáng và phân biệt khu vực khô, ướt. Khu vực khô sẽ lắp đặt bồn rửa và bồn cầu. Còn khu vực ướt sẽ dùng để thiết kế vách tắm kính.
  • Ngăn cách khu vực tắm và khu vực vệ sinh: Nên tách khu vực tắm, bồn rửa, bồn cầu ra riêng và sử dụng vách kính mờ, cửa lùa,… để tạo sự ngăn cách, giúp sinh hoạt thuận tiện. Đồng thời, tạo độ cao nền khu vực ướt khác khu vực khô để nước từ khu vực ướt không lấn sang khu vực khô. Cách thiết kế này giúp nhà vệ sinh luôn sạch sẽ, không bị ẩm ướt và dễ dàng vệ sinh.
  • Thiết kế nhà vệ sinh tùy thuộc vào diện tích, nhu cầu: Căn cứ vào diện tích phòng ngủ và nhu cầu sử dụng mà gia chủ có thể bố trí khu vệ sinh tách rời nhà tắm hoặc chung một không gian. Đối với biệt thự có diện tích đủ rộng nên, thiết kế khu vực vệ sinh và khu vực tắm thường được xây tách biệt và đặt liền kề nhau, kết nối với không gian thay đồ và phòng ngủ một cách thuận tiện nhất.
  • Phòng vệ sinh của các tầng nên nằm trên cùng một trục: Điều này giúp việc cấp thoát nước thuận tiện, dễ dàng hơn.
  • Một tầng bố trí nhiều vệ sinh: Nếu một tầng bố trí nhiều phòng vệ sinh thì bạn cần tính toán việc kết nối giữa các vệ sinh cùng tầng và vệ sinh tầng trên – tầng dưới để có phương án tối ưu nhất cho hộp kỹ thuật.
  • Đảm bảo đủ không gian để bố trí thiết bị nóng lạnh, cấp thoát nước: Để đảm bảo được điều này, trước khi tiến hành xây dựng, gia chủ cần tính toán đến các thông số  kỹ thuật của nhà vệ sinh như kích thước, đường đi của đường ống cấp – thoát nước, số lượng, kích thước các thiết bị vệ sinh cần có, vị trí lắp đặt thiết bị…. để có thể tính toán được diện tích cần thiết của phòng vệ sinh mình cần.
Nhà vệ sinh đầy đủ sẽ gồm khu vực bồn rửa, bồn cầu, khu tắm đứng và được bố trí hợp lý
Nhà vệ sinh đầy đủ sẽ gồm khu vực bồn rửa, bồn cầu, khu tắm đứng và được bố trí hợp lý

Không đặt nhà vệ sinh ở trung tâm ngôi nhà

Khu vực trung tâm là nơi tập trung năng lượng và được coi là “trái tim” của ngôi nhà. Nếu đặt nhà vệ sinh ở vị trí này sẽ ảnh hưởng đến mỹ quan, phong thủy của cả căn nhà.

  • Khi bước vào nhà, bắt gặp ngay phòng vệ sinh ở giữa sẽ rất phản cảm.
  • Mùi và khí thải từ nhà vệ sinh còn sót lại sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống của các thành viên trong gia đình.
  • Uế khí từ nhà vệ sinh sẽ cản trở dương khí đi vào các không gian khác và ảnh hưởng đến vận khí của cả gia đình.

Đặt nhà vệ sinh “tọa hung hướng cát” và tránh các hướng Nam, Tây Nam, Đông Bắc

Cần phải đảm bảo nguyên tắc này bởi vì:

  • Đặt vệ sinh “tọa hung hướng cát” sẽ giúp hóa giải điều xấu và mang đến điều tốt lành cho gia chủ.
  • Hướng Nam thuộc hành Hỏa, có hỏa khí nặng. Còn nhà vệ sinh là nơi có thủy khí nặng. Theo quy luật Ngũ hành, Thủy khắc Hỏa nên vị trí này không thích hợp.
  • Hướng Tây Nam, Đông Bắc thuộc hành Thổ mà Thổ khắc Thủy. Thủy ở đây là nhà vệ sinh. Vì thế, không nên đặt nhà vệ sinh hướng Tây Nam, Đông Bắc; nếu đặt sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tài vận.

Thay vào đó, gia chủ hãy bố trí phòng vệ sinh theo hướng Tây, Tây Bắc (thuộc hành Kim) hoặc Đông, Đông Nam (thuộc hành Mộc) vì Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc. Bố trí nhà vệ sinh theo hướng này sẽ mang lại bình yên, may mắn đến cho gia đình.

Nên bố trí nhà vệ sinh theo nguyên tắc “tọa hung hướng cát” và theo hướng Tây, Tây Bắc hoặc Đông, Đông Nam
Nên bố trí nhà vệ sinh theo nguyên tắc “tọa hung hướng cát” và theo hướng Tây, Tây Bắc hoặc Đông, Đông Nam

Cửa nhà vệ sinh không đặt đối diện giường ngủ hoặc cửa ra vào phòng ngủ

Không nên bố trí nhà vệ sinh ở vị trí này bởi:

  • Cản trở luồng sinh khí tốt lành và tài lộc vào phòng ngủ: Theo quan niệm từ xưa, cửa chính được coi là nơi đón nhận vượng khí từ bên ngoài vào phòng. Còn nhà vệ sinh là nơi có nhiều uế khí. Nếu đặt cửa phòng vệ sinh đối diện với cửa phòng ngủ thì luồng sinh khí tốt lành và tài lộc của gia chủ bị cản trở.
  • Ảnh hưởng đến cuộc sống của chủ nhân căn phòng: Bố trí nhà vệ sinh đối diện với giường ngủ, cửa phòng ngủ sẽ làm cho mùi hôi còn sót lại trong nhà vệ sinh thoát ra, gây ô nhiễm bầu không khí và ảnh hưởng đến giấc ngủ, sự nghỉ ngơi riêng tư của chủ nhân căn phòng.

Mặt nền nhà vệ sinh phải thoáng, sạch và an toàn

Nếu thiết kế và vệ sinh không cẩn thận, nhà vệ sinh sẽ dễ ẩm thấp, nấm mốc, đọng nước, chất bẩn và biến  thành nơi cho vi trùng, vi khuẩn, động vật gây hại (muỗi, gián, nhện…) trú ẩn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Còn nếu để nền nhà trơn, người dùng rất dễ trượt ngã, gây mất an toàn. Vì vậy, bạn cần:

  • Giữ cho nền nhà vệ sinh luôn sạch sẽ, khô thoáng
  • Bố trí thêm cửa sổ, cửa chớp để ánh nắng tự nhiên vào phòng và không khí được lưu thông
  • Có thể lắp đặt thêm hệ thống thông gió để hút uế khí từ nhà vệ sinh ra ngoài
Giữ cho nhà vệ sinh luôn sạch sẽ và bố trí thêm cửa sổ để đón ánh nắng tự nhiên và tạo sự thông thoáng
Giữ cho nhà vệ sinh luôn sạch sẽ và bố trí thêm cửa sổ để đón ánh nắng tự nhiên và tạo sự thông thoáng

Hướng bồn cầu không được phạm phong thủy

Theo phong thủy, khi bố trí bồn cần phải đảm bảo:

  • Hướng bồn cầu không trùng với hướng cửa nhà
  • Tuyệt đối tránh hướng Nam để không hình thành cục diện lửa – nước
  • Không đặt bồn cầu trực xung với giường, bếp nấu
  • Nên bố trí bồn cầu ở vị trí kín đáo, khuất tầm mắt để khi soi gương hay đứng ở cửa phòng cũng không thấy.
  • Nên bố trí bồn cầu theo hướng chéo góc với cửa nhà vệ sinh

Độ dốc của bồn cầu phù hợp với miệng hướng thoát nước

Bồn cầu phải được thiết kế có độ dốc vừa phải so với hướng thoát nước để hạn chế tình trạng tắc nghẽn nhà vệ sinh. Nếu thiết kế ống thoát ngang, chất thải sẽ khó thoát ra hết, bị tắc nghẽn và gây mùi khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình.

Bồn cầu trong nhà vệ sinh phải có độ dốc vừa phải so với hướng thoát nước để không bị tắc nghẽn, gây mùi khó chịu
Bồn cầu trong nhà vệ sinh phải có độ dốc vừa phải so với hướng thoát nước để không bị tắc nghẽn, gây mùi khó chịu

Không đặt nhà vệ sinh phía trên phòng ngủ

Nếu đặt nhà vệ sinh phía trên phòng ngủ thì hung khí từ nhà vệ sinh sẽ tập trung và ảnh hưởng xấu đến không gian phòng ngủ, sức khỏe của người ngủ. Vì thế, cần tuyệt đối tránh vị trí này.

Mẫu thiết kế nhà vệ sinh trong phòng ngủ ấn tượng

Như vậy thiết kế phòng ngủ khép kín là phương án bố trí công năng ngày càng phổ biến, nó có 1 vài nhược điểm nho nhỏ nhưng hoàn toàn có thể khắc phục. Điều quan trọng là bạn cần phải biết cách thiết kế, bố trí nhà vệ sinh trong phòng ngủ sao cho hợp lý, đúng kỹ thuật và đảm bảo yếu tố phong thủy để có thể sở hữu không gian sống tiện dụng và thoải mái nhất.

Việc cần làm là quý vị hãy nêu thật rõ ràng chi tiết yêu cầu của gia đình, để các Kiến trúc sư của kiến trúc An Hưng đủ cơ sở đưa ra một phương án thiết kế tối ưu nhất cho căn nhà của bạn. Chúng tôi, với đội ngũ kiến trúc sư hùng hậu, có trình độ chuyên môn cao, am hiểu phong thủy…., chắc chắn sẽ giúp quý vị thiết kế lên căn nhà mang phong cách kiến trúc khác biệt, độc đáo với tiện ích, sự thuận tiện và tối ưu công năng nhất.

Chia sẻ ngay

NHẬN MẪU NHÀ VÀ DỰ TOÁN THI CÔNG MIỄN PHÍ

    Lightbox Button