Khe lún là một thuật ngữ quen thuộc trong ngành thiết kế – xây dựng nhưng lại khá lạ lẫm với người ngoài ngành. Vì thế, rất nhiều gia chủ thắc mắc khe lún là gì? Khi nào nên dùng khe lún? Trong bài viết dưới đây, kiến trúc An Hưng sẽ giới thiệu về thuật ngữ chuyên ngành này để các gia chủ hiểu rõ và ứng dụng khi xây dựng nhà ở.

Khe lún là gì?

Khe lún là một loại khe biến dạng được sử dụng nhiều trong các công trình công cộng và một vài công trình nhà ở dân dụng, tường rào có sự chênh lệch lớn giữa các khối và tải trọng giữa các khối tác động lên nền là khác nhau.

Đối với công trình, khe lún có khoảng cách quy phạm trên 24m và không lớn hơn 0.6m. Còn đối với tường rào, khoảng cách của khe sẽ khoảng 0.2 – 0.3m. Khe lún cắt qua phần thân hầm và móng. Chiều dài khe được tính từ vị trí móng đến vị trí mái hoặc vị trí móng đến đầu tường rào.

Khe lún có tác dụng chia tách các công trình, khối nhà, tường rào hoặc giữa khối nhà và tường rào thành hai khối riêng biệt và đảm bảo sự độc lập giữa hai khối, tránh hiện tượng sụt lún xảy ra.

Khe lún nằm giữa nhà và hàng rào giúp tránh hiện tượng sụt lún xảy ra
Khe lún nằm giữa nhà và hàng rào giúp tránh hiện tượng sụt lún xảy ra

Khi nào nên dùng khe lún?

Với đặc điểm trên, khe lún thường được sử dụng ở một số công trình và tường rào để tránh hiện tượng sụt lún. Cụ thể như sau:

Khe lún trong các công trình

Khe lún thường được sử dụng nhiều nhất trong các công trình, các trường hợp sau:

  • Công trình có sự chênh lệch lớn giữa các khối nhà, khối kiến trúc với nhau: Ví dụ với công trình có cả khối nhà thấp tầng và cao tầng thì lực tác động giữa hai khối nhà lên nền đất là khác nhau. Vì thế cần sử dụng khe lún để tạo ra sự tách biệt, chống sụt lún.

  • Giữa hai ngôi nhà sát nhau, tường nhà này sát với tường nhà kia: Lúc này khe lún được sử dụng để đảm bảo sự tách biệt, yêu cầu về giãn nở và độ lún cho cả 2 công trình.

  • Công trình xây trên nền đất có sức chịu tải khác nhau hoặc nền đất yếu: Khe lún sẽ đóng vai trò chia tách khối công trình, phân chia và giảm trọng tải của toàn khối lên nền đất.

  • Các công trình công cộng, công trình lớn, công trình có chiều dài, chiều cao lớn: Khe lún sẽ giúp trọng tải của công trình xuống nền đất bị phân tán và giảm bớt.

  • Nhà dân có chiều dài với kết cấu thép là 40m, và chiều dài kết cấu bê tông là 20m cần khe lún: Tuy nhiên, chiều dài này cũng chỉ là tương đối, ciệc sử dụng khe lún còn phụ thuộc vào chiều cao và khối tích của căn nhà.

Khe lún giữa hai khối nhà cao tầng giúp đảm bảo sự giãn nở và chống sụt lún
Khe lún giữa hai khối nhà cao tầng giúp đảm bảo sự giãn nở và chống sụt lún

Khe lún trong xây dựng tường rào

Bên cạnh các công trình, khe lún cũng thường được sử dụng ở tường rào để đảm bảo trọng tải và tránh cho công trình bị sụt lún. Người ta hay dùng khe lún cho tường rào trong các trường hợp sau:

  • Tường rào và công trình nhà cao tầng được xây sát nhau: Tường rào và công trình vốn có tải trọng khác nhau. Khi xây dựng sát nhau, hai khối công trình này sẽ có sự chênh lệch tải trọng lớn và dễ gây sụt lún. Lúc này, khe lún thường được thiết kế ở giữa để tạo ra sự tách biệt và ngăn chặn hiện tượng này.
  • Tường rào dài trên 60m: Hàng rào nhà máy, hàng rào các công trình công cộng (công viên, khu vui chơi…). Khe lún được bố trí để tách các khối hàng rào, giảm trọng lực, tránh xảy ra hiện tượng nứt tường rào, sụt lút.
  • Hàng rào xây dựng trên nền đất yếu: Tương tự như công trình, khe lún sẽ giúp giảm trọng tải của hàng rào lên nền đất.
Khe lún thường được bố trí đi kèm trong các bức tường rào có chiều dài trên 30m
Khe lún thường được bố trí đi kèm trong các bức tường rào có chiều dài trên 30m

Nhìn chung, khe lún là một giải pháp thiết kế được dùng trong các công trình, tường rào để giảm độ chịu tải, chống hiện tượng sụt lún. Đây là một giải pháp kết cấu cần được tính toán kỹ lưỡng và đảm bảo yếu tố kỹ thuật cao để có thể phát huy tác dụng tối đa.

Trong xây dựng, kết cấu công trình nói chung và khe lún nói riêng cần được các kỹ sư tính toán chính xác, sử dụng mô hình nội lực để cho ra phương án bố trí tối ưu nhất. Đồng thời các kỹ sư cũng sẽ tính toán sử dụng tối ưu các vật tư trong cấu kiện nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

Vì thế, để đảm bảo chất lượng công trình, bạn nên liên hệ với một đơn vị tư vấn thiết kế chuyên nghiệp để có được phương án thi công tối ưu nhất vừa đảm bảo tính chịu lực của công trình, vừa đảm bảo tính hiệu quả vật tư: đúng – đủ – tiết kiệm.

Với bề dày kinh nghiệm trên 10 năm trong lĩnh vực thiết kế biệt thự và thi công nhà ở cao cấp, Kiến trúc An Hưng sở hữu đội ngũ các kiến trúc sư, kỹ sư…. chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, chúng tôi sẽ mang đến cho quý vị những bộ hồ sơ thiết kế chuẩn chỉ nhất – kinh tế nhất. Cùng các giải pháp thi công, ứng dụng công nghệ mới, vật liệu mới… nhằm mang lại một sản phẩm thẩm mỹ – thích dụng nhất cho mỗi chủ đầu tư.

Chia sẻ ngay

NHẬN MẪU NHÀ VÀ DỰ TOÁN THI CÔNG MIỄN PHÍ

    Lightbox Button