Giấy phép xây dựng thường chỉ có thời hạn nhất định để chủ đầu tư tuân theo và tiến hành khởi công xây dựng trong thời gian đó. Vậy giấy phép xây dựng có thời hạn bao lâu? Có gia hạn thêm được không? Những câu hỏi này sẽ được kiến trúc An Hưng trả lời trong bài viết dưới đây để bạn đọc tham khảo và áp dụng.

Giấy phép xây dựng là gì?

Giấy phép xây dựng  là một loại văn bản giấy tờ được cơ quan Nhà nước ban hành cho tổ chức, cá nhân có nguyện vọng để cho phép tổ chức, cá nhân đó được tiến hành việc xây dựng, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình trong một khoảng thời gian nhất định theo nội dung được cấp phép.

Có hai loại giấy phép xây dựng cơ bản là giấy phép xây dựng có thời hạn và giấy phép xây dựng được cấp theo giai đoạn.

Các chủ đầu tư trước khi khởi công công trình đều phải có giấy phép xây dựng, trừ một số trường hợp nhất định.

Khi muốn được cấp giấy phép xây dựng, chủ đầu tư cần làm hồ sơ xin cấp phép và nộp cho Ủy ban nhân dân có thẩm quyền để xin xét duyệt.

Để hiểu rõ hơn về mục đích, nội dung, các loại giấy phép xây dựng và đối tượng cần sử dụng, điều kiện và thẩm quyền cấp phép, hồ sơ, thủ tục xin giấy cấp phép xây dựng, bạn có thể tham khảo tại đây

Một mẫu giấy phép xây dựng tại Hồ Chí Minh
Một mẫu giấy phép xây dựng tại Hồ Chí Minh

Giấy phép xây dựng có thời hạn bao lâu?

Theo Khoản 10, Điều 90, Luật Xây dựng (2014), giấy phép xây dựng có hiệu lực ngay khi chủ đầu tư được cấp phép và có thời hạn 12 tháng kể từ ngày cấp phép. Trong khoảng thời gian này, chủ đầu tư cần tiến hành khởi công xây dựng, di dời, sửa chữa, cải tạo công trình.

Tuy nhiên, Nhà nước cũng luôn linh động cho chủ đầu tư vì một số lí do nào đó chưa thể khởi công xây dựng, sửa chữa, di dời đúng theo thời hạn bằng cách gia hạn giấy phép xây dựng trước khi hết hiệu lực. Vấn đề gia hạn này được quy định rõ tại Điều 99, Luật Xây dựng (2014).

Hồ sơ và thủ tục xin gia hạn giấy phép xây dựng

Nếu muốn gia hạn giấy phép xây dựng, chủ đầu tư cần tiến hành làm hồ sơ và thủ tục theo quy định.

Hồ sơ xin gia hạn giấy phép xây dựng

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 16, Thông tư 15/2016/TT-BXD, hồ sơ xin gia hạn giấy phép xây dựng bao gồm các loại giấy tờ sau:

  • Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp (bản chính)
  • Đơn đề nghị gia hạn giấy phép xây dựng tại Phụ lục số 2 của Thông tư này

Mẫu đơn xin gia hạn giấy phép xây dựng
Mẫu đơn xin gia hạn giấy phép xây dựng

Lưu ý:

  • Mỗi giấy phép xây dựng chỉ được gia hạn tối đa 2 lần
  • Nếu hết thời hạn gia hạn mà chủ đầu tư chưa khởi công xây dựng, di dời, sửa chữa công trình thì chủ đầu tư phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới theo đúng quy định của pháp luật

Quy trình gia hạn giấy phép xây dựng

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 102 của Luật xây dựng (2014), nếu muốn gia hạn giấy phép xây dựng, chủ đầu tư cần làm theo 2 bước sau:

  • Bước 1: Chủ đầu tư nộp cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng 2 bộ hồ sơ đề nghị gia hạn và cấp lại giấy phép xây dựng
  • Bước 2: Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và tiến hành xem xét, gia hạn hoặc cấp lại giấy phép xây dựng cho chủ đầu tư.

Như vậy, nếu hỏi “Giấy phép xây dựng có thời hạn bao lâu?” thì câu trả lời là 12 tháng kể từ ngày giấy phép có hiệu lực. Tuy nhiên, chủ đầu tư vẫn có thể gia hạn thêm, tối đa 2 lần khi giấy phép xây dựng sắp hết hiệu lực. Chỉ cần chủ đầu tư chuẩn bị hồ sơ và làm theo các bước ở trên là có thể gia hạn giấy phép xây dựng dễ dàng.

Quý vị đừng quên theo dõi website của kiến trúc An Hưng https://kientrucanhung.com/ để biết thêm các thông tin hữu ích khác xung quanh vấn đề xây dựng, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình và có thể cập nhật các mẫu công trình mới nhất đến từ chúng tôi.

Chia sẻ ngay

NHẬN MẪU NHÀ VÀ DỰ TOÁN THI CÔNG MIỄN PHÍ

    Lightbox Button