Gạch xây nhà là vật liệu xây dựng quan trọng giúp cách âm, cách nhiệt, đảm bảo  sự an toàn, bền vững và tính thẩm mỹ của căn nhà. Vậy nên chọn loại gạch xây nhà nào? Hãy tham khảo ngay bài viết sau đây để biết được các loại gạch xây nhà, ưu điểm của mỗi loại và có thể lựa chọn được loại gạch phù hợp.

Các loại gạch đất sét nung

Gạch đất sét nung là loại gạch được làm từ đất sét trộn với nước, nhào kỹ rồi cho vào khuôn tạo hình viên, phơi khô và cho vào lò nung ở nhiệt độ cao. Gạch thường có màu đỏ hoặc đỏ nâu, đỏ sẫm.

Hiện nay, có nhiều loại gạch đất sét nung được sử dụng trong xây dựng nhà ở, trong đó phải kể đến ba loại gạch sau:

Gạch đặc

Gạch đặc là loại gạch không có lỗ với kích thước trung bình khoảng 220x105x55 cm, nặng 2 – 2,5 kg/viên. Gạch có màu đỏ hồng hoặc đỏ sẫm, đỏ cam và được chia làm 3 loại là A1, A2, A3 với chất lượng giảm dần.

  • Ưu điểm: Chắc chắn, có khả năng chịu lực, độ bền cao, có khả năng chống thấm, cách âm, cách nhiệt tốt.
  • Nhược điểm: Nặng và giá cao hơn gạch rỗng 2 – 3 lần.

Với ưu nhược điểm trên, gạch đặc thường được sử dụng ở những chỗ cần chịu áp lực lớn như móng gạch, tường móng, tường chịu lực, các diện tường phía tây, bể nước, bể phốt…

Gạch đặc là loại gạch nung chắc chắn, bền, có khả năng chịu lực cao
Gạch đặc là loại gạch nung chắc chắn, bền, có khả năng chịu lực cao

Gạch thông tâm (gạch 2 lỗ – gạch siêu nhẹ)

Gạch thông tâm là loại gạch có 2 lỗ, màu đỏ hồng hoặc đỏ sẫm, đỏ cam, kích thước mỗi viên là 220x105x55 cm.

  • Ưu điểm: Nhẹ, chắc chắn, khả năng cách âm, cách nhiệt tốt
  • Nhược điểm: Khả năng chịu lực và chống thấm kém

Gạch thông tâm thường được sử dụng ở những nơi cần sự chắc chắn nhưng không yêu cầu khả năng chịu lực, chống thấm như tường ngăn phòng, tường bao ngoài, hàng rào… Hoặc cũng có khi gạch thông tâm được dùng để trang trí, tạo nên những bức tường giàu tính nghệ thuật.

Gạch thông tâm là loại gạch nung có 2 lỗ, cách âm, cách nhiệt tốt
Gạch thông tâm là loại gạch nung có 2 lỗ, cách âm, cách nhiệt tốt

Gạch rỗng 6 lỗ

Đúng như tên gọi, gạch rỗng 6 lỗ có 6 lỗ tròn, màu đỏ hồng, đỏ cam hoặc đỏ sẫm và kích thước mỗi viên gạch là 220x105x150 cm.

  • Ưu điểm: Nhẹ, rẻ hơn gạch đặc
  • Nhược điểm: Khả năng chịu lực không cao, dễ vỡ khi khoan vít hay đóng đinh

Gạch rỗng 6 lỗ thường được sử dụng ở những nơi không yêu cầu khả năng chống thấm, chịu lực hoặc làm lớp chống nóng cho mái. Ứng dụng phổ biến nhất của gạch rỗng 6 lỗ là xây tường dày 150.

Gạch rỗng 6 lỗ là loại gạch nung nhẹ và rẻ hơn gạch đặc
Gạch rỗng 6 lỗ là loại gạch nung nhẹ và rẻ hơn gạch đặc

Gạch không nung

Gạch không nung là loại gạch được làm từ xi măng và không nung nóng nhưng lại đạt các chỉ số cơ học như độ nén, độ hút nước, độ uốn… Nhờ lực ép, lực rung mà các nguyên liệu làm gạch được kết dính với nhau giúp tăng độ bền

So với gạch nung, gạch không nung có nhiều ưu điểm như thân thiện với môi trường, tiết kiệm nhiên liệu, giá thành rẻ. Tuy nhiên, gạch không nung lại có nhược điểm là chịu lực phương ngang yếu, chống thấm kém, dễ bị nứt tường khi có sự biến đổi về nhiệt độ và không hợp với các kiến trúc góc cạnh.

Hiện nay, có ba loại gạch không nung được sử dụng phổ biến là gạch xỉ, gạch bê tông và gạch nhẹ chưng áp.

Gạch xỉ

Gạch xỉ là loại gạch được làm từ xỉ than trộn với xi măng hoặc vôi để tạo nên độ kết dính và nén lại, đóng thành viên. Loại gạch này có thể tận dụng được nguồn nguyên liệu đã qua sử dụng, sản xuất thủ công, đóng khuôn bằng tay hoặc dùng máy có công suất và lực rung ép thấp. Kích thước của gạch xỉ khá đa dạng và tùy từng nơi: 100x150x250 cm, 100x140x270 cm, 90x140x260 cm.

  • Ưu điểm: Nguyên liệu dễ kiếm, không sử dụng hóa chất, thi công nhanh, giá rẻ
  • Nhược điểm: Khả năng cách âm và chịu nhiệt chỉ ở mức khá, còn khả năng chịu lực kém

Gạch xỉ thường được dùng để xây tường rào hay các công trình phụ không cần độ chịu lực cao.

Gạch xỉ là loại gạch không nung làm từ xỉ than trộn với xi măng hoặc vôi
Gạch xỉ là loại gạch không nung làm từ xỉ than trộn với xi măng hoặc vôi

Gạch bê tông

Gạch bê tông là loại gạch được làm từ xi măng, đá mạt, các chất phụ gia trộn với nhau rồi đem đi rung ép thủy lực để các hạt cốt liệu chèn chặt vào khuôn định hình. Đây là loại gạch được dùng nhiều nhất trong số các loại gạch không nung.

  • Ưu điểm: Độ chịu lực lớn, tỷ trọng lớn, thể tích nhỏ, giá rẻ
  • Nhược điểm: Nặng, lớp trát dày, dễ thấm nước

Gạch bê tông thường được dùng ở những nơi cần độ chịu lực nhưng không yêu cầu tính thẩm mỹ như móng, hàng rào, tường bao… Gạch không phù hợp với các ngôi nhà cao tầng.

Gạch bê tông là loại gạch không nung làm từ xi măng, đá mạt, các chất phụ gia có độ chịu lực lớn, giá rẻ
Gạch bê tông là loại gạch không nung làm từ xi măng, đá mạt, các chất phụ gia có độ chịu lực lớn, giá rẻ

Gạch nhẹ chưng áp (hay còn gọi gạch AAC)

Gạch nhẹ chưng áp được tạo thành từ xi măng, vôi, cát, đá nghiền mịn, bột nhôm, thạch cao, nước trộn đều và đổ khuôn. Khi gạch bắt đầu đông kết, bột nhôm tác dụng với các chất phụ tạo ra bọt khí và làm thành các lỗ rỗng.

Gạch chưng áp thường có trọng lượng 350 – 850 kg/m3, bằng khoảng 2/3 gạch rỗng 2 lỗ, 1/2 gạch đặc, 1/5 gạch bê tông thường.

  • Ưu điểm: Nhẹ, thân thiện với môi trường; có khả năng cách âm, cách nhiệt, chống cháy, chịu địa chấn; thi công nhanh; có thể khoan, cắt, đóng đinh
  • Nhược điểm: Dãn nở, dễ thấm nước

Gạch chưng áp thường được sử dụng để xây các phần tường rào, tường bao…

Gạch nhẹ chưng áp là loại gạch không nung làm từ xi măng, vôi, cát, đá nghiền mịn, bột nhôm, thạch cao, nước, có khả năng chịu địa chấn
Gạch nhẹ chưng áp là loại gạch không nung làm từ xi măng, vôi, cát, đá nghiền mịn, bột nhôm, thạch cao, nước, có khả năng chịu địa chấn

Trên đây là thông tin về 6 loại gạch xây nhà được sử dụng phổ biến hiện nay. Nhìn chung, mỗi loại gạch đều có ưu nhược điểm riêng và phù hợp với những vị trí xây khác nhau. Để có được phương án đảm bảo độ an toàn, độ bền của công trình tốt nhất quý vị nên tìm đến sự tư vấn của một công ty thiết kế, xây dựng chuyên nghiệp.

Với tư cách là một tổng thầu chuyên nghiệp, ngay từ khâu thiết kế, căn cứ vào địa chất nền đất, tải trọng công trình các kỹ sư An Hưng sẽ tính toán để đưa ra giải pháp kết cấu tối ưu nhất, sử dụng hiệu quả vật liệu mà vẫn đảm bảo kết cấu chịu lực. Trong hồ sơ thiết kế, sẽ chỉ định vật liệu cụ thể, thống kê chi tiết giúp chủ đầu tư quản lý sử dụng hiệu quả vật liệu nếu tự tổ chức thi công.

Chia sẻ ngay

NHẬN MẪU NHÀ VÀ DỰ TOÁN THI CÔNG MIỄN PHÍ