Mái nhà cần có một độ dốc nhất định để có thể thoát nước khi trời mưa. Vậy độ dốc của mái nhà bao nhiêu là phù hợp? Câu hỏi này sẽ được kiến trúc An Hưng trả lời trong bài viết dưới đây. Mời các bạn đọc và áp dụng cho căn nhà của mình khi xây để đảm bảo tính thẩm mỹ và công năng của mái.
Tầm quan trọng của việc tính toán độ dốc mái
TÓM TẮT
Mái có độ dốc phù hợp sẽ mang đến cho căn nhà nhiều lợi ích như:
- Tăng tính thẩm mỹ: Phần mái đúng tỷ lệ sẽ giúp căn nhà trông cân đối và đẹp hơn. Đặc biệt với mái dốc, mái Thái, độ dốc của mái đúng chuẩn còn giúp căn nhà trông cao ráo, thanh thoát hơn hoặc tạo nên góc nhìn đẹp, những hiệu ứng thị giác thu hút.
- Đảm bảo độ an toàn: Mái nhà có độ dốc phù hợp sẽ giúp thoát nước hiệu quả mỗi khi trời mưa. Nhờ đó, nước mưa không bị tù đọng ở trên mái rồi thấm ngược vào nhà, ảnh hưởng đến không gian nội thất bên trong.
- Độ bền cao: Mái có độ dốc đạt chuẩn, thoát nước hiệu quả nên trần, tường được bảo vệ, không bị ẩm, dột, nấm mốc. Nhờ đó, tuổi thọ của ngôi nhà được nâng cao.
Độ dốc mái bao nhiêu là phù hợp?
Mỗi một loại mái có độ dốc khác nhau. Dưới đây là độ dốc phù hợp cho từng loại mái:
STT |
Loại mái |
Độ dốc mái/độ đánh dốc |
1 |
Mái ngói |
– Ngói âm dương (ngói máng): 21 – 27 độ (35 – 45%), thường là 25 độ (40%) – Các loại ngói màu (ngói ta, ngói dẹt, ngói vảy cá, ngói móc): 35 – 60 độ (70 – 200%) – Ngói xi măng, ngói máy: 27 – 35 độ (45 – 75%), thường là 30 độ (50%) – Mái đổ bê tông, dán ngói lên trên: 30 – 45 độ, không nhỏ quá 20 độ và lớn hơn 90 độ |
2 |
Mái bằng |
5 – 8% |
Cách tính độ dốc mái
Độ dốc của mái là độ nghiêng của mái theo một tỷ lệ nhất định. Cách tính độ dốc của mái như sau:
Độ dốc i
Công thức tính độ dốc của mái là: i = m x 100%
Trong đó:
-
i là độ dốc của mái
-
m là hệ số độ dốc mái
Hệ số độ dốc m
Hệ số độ dốc của mái được tính theo công thức sau: m = h/l = tanα
Trong đó:
-
m là hệ số độ dốc của mái
-
h là chiều cao mái
-
l là chiều dài mái
Ví dụ: Nếu đầu hồi cao (h) là 2m, chiều dài của mái (l) là 5m thì ta có độ dốc của mái là: i = 2/5 x 100% = 40%
Như vậy, độ dốc của mái nhà có vai trò quan trọng, vừa giúp nâng cao tính thẩm mỹ vừa đảm bảo độ an toàn và độ bền của ngôi nhà. Mỗi loại mái, loại ngói có độ dốc khác nhau. Dựa vào công thức trên, bạn cũng có thể tự tính được độ dốc của mái.
Tuy nhiên, lựa chọn hình thức mái nào, độ dốc bao nhiêu là hợp lý thì còn tùy thuộc vào khu đất, quy mô công trình và hình thức kiến trúc. Với kiến trúc hiện đại mái bằng và mái dốc hoặc mái lệch được sử dụng phổ biến. Kiến trúc tân cổ điển, các kiến trúc sư thường sử dụng mái dốc, mái thái hoặc mái mansard. Kiểu nhà cổ điển cũng tương tự như tân cổ điển nhưng phổ biến nhất là mái mansard và có thêm mái vòm…của mái phụ thuộc vào chiều cao, chiều dài mái, loại ngói sử dụng và cách thiết kế mái sao cho cân đối, đẹp, phù hợp với kiến trúc từng căn nhà, phát huy tối đa hiệu quả của mái. Vì thế, tốt nhất, bạn vẫn nên nhờ đơn vị thiết kế tư vấn giúp.
Để đảm bảo độ dốc mái là tiêu chuẩn, các Kiến trúc sư sẽ tính toán các phương án tổ chức mái hợp lý nhất, các phương án thi công tiết kiệm nhất như mái xà gồ – lito dán ngói thay thế cho bê tông mái dốc; thi công mái mansard bằng hình thức xây tường uốn cong thay cho bê tông vách tường… giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí cho chủ đầu tư mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ, độ bền và hiệu quả chống nóng của mái. Để có phương án tối ưu nhất hãy liên hệ với Kiến trúc sư để được tư vấn cụ thể cho ngôi nhà của gia đình mình.Là đơn vị có kinh nghiệm thiết kế, thi công hàng trăm công trình trên khắp cả nước, kiến trúc An Hưng đã thiết kế nhiều loại mái khác nhau như mái Thái, mái dốc, mái bằng với nhiều chất liệu mái như ngói âm dương, ngói mấu, ngói xi măng, ngói máy, mái đổ bê tông dán ngói, mái bằng đổ bê tông… có độ dốc hợp lý giúp mang lại vẻ đẹp và sự bền vững của ngôi nhà.
Không những thế, chúng tôi còn đem đến cho những vị khách hàng của mình giải pháp kiến trúc tổng thể, đảm bảo kết cấu vững chắc, tỉ lệ kiến trúc hợp lý, ngoại thất giàu tính thẩm mỹ, công năng tối ưu.