Với vẻ đẹp cân đối, hoàn hảo, mái Mansard có một sự tương hợp đến kỳ lạ với kiến trúc cổ điển, tân cổ điển. Vậy kiểu mái này có cấu tạo, đặc trưng như thế nào mà được ưa chuộng đến vậy? Quá trình thi công mái có phức tạp không? Hãy cùng kiến trúc An Hưng tìm hiểu tất cả những điều này ngay sau đây!
Nguồn gốc và đặc trưng của mái Mansard
TÓM TẮT
Tương tự như các phong cách kiến trúc, mỗi hình thức mái cũng có lịch sử hình thành và những đặc trưng riêng biệt. Và dưới đây là nguồn gốc và những nét đặc trưng cơ bản của mái Mansard.
Nguồn gốc mái Mansard
Mái Mansard ra đời tại Pháp vào thế kỉ 17, do kiến trúc sư người Pháp tên là François Mansard (1598- 1666) phát minh ra. Vì thế, tên gọi của hệ mái được lấy theo tên của kiến trúc sư người Pháp này.
Ban đầu, mái Mansard là một khối mái hình chóp cụt bằng phiến đá đen được đặt trên các tầng ngôi nhà, tạo nên sự kết thúc thú vị và mạch lạc, đặc biệt phù hợp với kiến trúc tân cổ điển. Mái được thiết kế ra nhằm mục đích cách nhiệt, chống lạnh, chống nóng cho không gian tầng dưới. Vì tầng áp mái nên người ta ít khi dùng để ở mà chỉ dùng làm kho. Và sau này do chi phí cao, không phù hợp với thời đại, người Pháp không dùng hệ mái này nữa.

Ở Việt Nam, trong thời kỳ khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1888 – 1920), người Pháp đã cho xây dựng rất nhiều công trình hành chính và thương mại lớn tại Hà Nội. Các công trình này đều được xây dựng theo kiến trúc Pháp với hệ mái Mansard đặc trưng.
Dù có nhiều công trình kiến trúc tân cổ điển có hệ mái Mansard được xây dựng rầm rộ vào cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20 nhưng đến nửa cuối thập niên 1920, người ta không xây dựng công trình theo lối kiến trúc này nữa. Thay vào đó là những công trình được xây dựng theo phong cách Art Deco và phong cách Đông Dương.
Trong khoảng 20 năm trở lại đây, dù người Pháp không còn sử dụng hệ mái Mansard nhưng ở Việt Nam bắt đầu xu hướng làm lại kiểu mái này bởi kiến trúc đẹp mắt, mang lại sự cân đối, tỷ lệ hài hòa và tinh thần kiến trúc Pháp đặc trưng.
Tuy nhiên, hệ mái Mansard đã không còn giống y như nguyên bản mà đã được đơn giản hóa, có sự sáng tạo, biến tấu đi ít nhiều. Do loại đá đen khá khan hiếm, chi phí cao và không còn phù hợp với xu thế phát triển của thời đại nên các kiến trúc sư đã thay thế bằng vách bê tông hoặc tường xây sơn màu sẫm, hoặc ốp đá Slate Lai Châu thay thế.
Hiện nay, những căn biệt thự kiểu Pháp sử dụng hệ mái Mansard bề thế đã được các kiến trúc sư biến tấu linh hoạt hơn và đa dạng, có thể là mái vát dựng hoặc mái vòm cong nhẹ. Vì thế, các biệt thự với hình thức mái Mansard có được thần thái của kiến trúc Pháp cổ vừa mang dáng dấp mới mẻ của thời đại.
Những nét đặc trưng của mái Mansard
Quý vị có thể dễ dàng nhận ra hệ mái Mansard thông qua các đặc điểm sau:
- Hình dáng ấn tượng: Hệ mái Mansard có hình chóp cụt vươn cao, bề thế, uy nghi, cân đối. Khi nhìn một mặt thì giống hình thang.
- Kết cấu chắc chắn
- Hệ thống cửa sổ áp mái đa dạng hình dáng: Cửa sổ áp mái của mái Mansard có nhiều hình dáng như vuông, tròn, chữ nhật, vòm bán nguyệt, cửa kính viền trắng hình ô vuông… và được đắp phào chỉ tinh tế, tỉ mỉ. Những ô cửa này không chỉ giúp tăng tính thẩm mỹ, sự sang trọng cho công trình mà còn mang tới ánh sáng, gió trời, giúp không gian bên trong luôn thông thoáng, sạch sẽ, nhiều ánh sáng.
- Vật liệu hoàn thiện phong phú: Ban đầu là khối đá đen, sau thay thành nhiều loại vật liệu ốp bề mặt khác nhau như đá Slate Lai Châu, tấm tôn sẫm màu, ngói màu, bitum, đá chẻ, gốm, thậm chí là lớp sơn sẫm màu hoặc vật liệu tổng hợp.
- Mái được làm theo kiểu gambrel: Mái chia làm 2 phía. Mỗi phía có hai phần với độ dốc khác nhau: Phần trên bằng phẳng và phần dưới tạo thành các bức tường làm dốc hơn, thường lợp ngói màu hoặc ốp đá.
- Bề mặt bên trong tầng áp mái làm được ốp gỗ, làm vách thạch cao, ván ép hoặc nhà khối.
- Tầng áp mái có thể dùng để chống nóng, làm nhà kho hoặc để ở
Hệ mái Mansard hình chóp cụt vươn cao, ốp đá màu xám ghi nổi bật làm cho căn biệt thự BT2296 thêm đồ sộ, nguy nga và ấn tượng

Biện pháp thi công mái Mansard trong kiến trúc đương đại
Do sự thay đổi và phát triển của vật liệu xây dựng, giải pháp kết cấu mà biện pháp thi công mái Mansard có nhiều thay đổi, đa dạng hơn nhưng vẫn đảm bảo sự ổn định của hình khối, hình dáng kiến trúc mái. Dưới đây là 3 biện pháp thi công mái Mansard hay được sử dụng nhất hiện nay:
Thi công mái Mansard phổ biến nhất là đổ bê tông rồi dán ngói
Khi sử dụng biện pháp thi công này, người thợ thường phải trải qua hai công đoạn sau:
- Bước 1: Đổ bê tông khối mái thành hình chóp cụt có độ dày 6 – 10 cm. Có hai cách đổ bê tông cho mái:
- Cách 1: Đổ bê tông mái bằng rồi đổ khối mái hình chóp cụt để chống nóng, cách nhiệt. Cách này tốn kém nhưng công năng và hiệu quả sử dụng cao nên hay được dùng khi xây biệt thự.
- Cách 2: Đổ bê tông cả hệ mái Mansard phía trên rồi làm trần giả thạch cao chống nóng phía dưới. cách này tiết kiệm chi phí nhưng công năng và hiệu quả sử dụng thấp hơn cách 1.
- Bước 2: Dán ngói theo theo 1 trong 4 cách (sắp xếp theo mức độ tiết kiệm chi phí dần):
- Cách 1: Dán đá phiến hoặc bitum phủ đá.
- Cách 2: Dán ngói Fuji
- Cách 3: Lợp tấm tôn giả ngói sẫm màu hoặc những tấm bê tông sơn màu nâu sẫm.
- Cách 4: Kẻ vảy rồng rồi sơn trực tiếp lên bề mặt
Lưu ý: Khi đổ bê tông mái Mansard, bạn cần chống thấm luôn cho mái bằng các chất chống thấm chuyên dụng để có thể sử dụng được tầng áp mái và tăng khả năng chống thấm cho mái.
Tuy quá trình đổ bê tông khá tốn kém chi phí nhưng biện pháp làm mái Mansard bằng cách đổ bê tông rồi dán ngói này tạo ra kết cấu mái chắc chắn, vững chắc nên được sử dụng phổ biến nhất đặc biệt là các vùng miền hay có mưa lớn và vùng ven biển.

Thi công mái Mansard kinh tế nhất là bằng phương pháp xây tường gạch
Biện pháp thi công mái Mansard bằng cách xây tường cong rồi đổ mái bằng hình chóp cụt để tạo hình khối cho mái, cuối cùng là dán ngói lên. Đây chính là biện pháp thi công mái Mansard kinh tế, tiết kiệm chi phí nhất.
Chiêm ngưỡng một số mẫu biệt thự đẹp sang trọng với hệ mái Mansard
Cùng chiêm ngưỡng những tác phẩm kiến trúc mà kiến trúc An Hưng đã thiết kế – thi công với hệ mái Mansard ấn tượng cho các biệt thự cổ điển, tân cổ điển:
Hệ mái Mansard bề thế, thiết kế đăng đối, được bo viền bởi các phào chỉ cầu kỳ, kiến tạo nên một thiết kế biệt thự cổ điển Pháp lộng lẫy, sang trọng

Làm nên dáng vẻ mạnh mẽ, uy quyền của biệt thự BT2272, không thể bỏ qua sự đóng góp của hệ mái Mansard bề thế, kết cấu mạch lạc, đường nét tinh tế

Hình khối vuông vắn, thiết kế đăng đối kết hợp với hệ mái Mansard vươn cao khỏe khoắn, toát lên phong thái đầy quyền uy cho mẫu biệt thự BT2368

Vẫn là hệ mái Mansard thường thấy nhưng với những ô cửa hình elip độc đáo được bo phào uốn lượn, làm cho phần mái trở nên duyên dáng hơn

Nổi bật trên tone nền trắng tinh khôi của ngoại thất biệt thự BT2243, hệ mái Mansard màu ghi xanh hiện lên nổi bật và đầy ấn tượng


Với vẻ đẹp cầu kỳ, kiểu cách, bề thế, uy nghi, hệ mái Mansard chính là sự lựa chọn hoàn hảo cho các công trình kiến trúc cổ điển, tân cổ điển Pháp, giúp cân bằng tỉ lệ mái, thân và đế công trình. Chính vì thế, không khó để lý giải vì sao kiểu mái này được rất nhiều chủ đầu tư, yêu thích.
Quý vị có thể tham khảo thêm các mẫu thiết kế biệt thự mới và độc đáo nhất của Kiến trúc An Hưng tại website: https://kientrucanhung.com/biet-thu-dinh-thu/ . Chúng tôi luôn cập nhật những mẫu thiết kế mới nhất để quý vị tham khảo cho công trình nhà mình. Hãy liên hệ với chúng tôi khi quý vị còn những câu hỏi cần giải đáp xung quanh vấn đề xây dựng, thiết kế, hình thức kiến trúc, biện pháp thi công hay suất đầu tư xây dựng của bất kỳ mẫu nào mà quý vị đang quan tâm.