Khí hậu ở Việt Nam vào mùa hè tương đối nóng, đặc biệt là với nhà hướng Tây. Điều này làm cho không gian sống trở nên nóng bức, khó chịu hơn. Vậy có giải pháp chống nóng nào không? Hãy lắng nghe 8 biện pháp xây nhà chống nóng và làm mát hiệu quả từ các chuyên gia An Hưng dưới đây.

Chống nóng cho tường nhà

Tường nhà là một trong những nơi tiếp xúc nhiều nhất với ánh nắng mặt trời. Vì thế, nếu muốn chống nóng cho ngôi nhà cần áp dụng các biện pháp chống nóng cho tường:

  • Xây tường kép: Mỗi lớp dày 10 – 11cm tùy theo vùng miền. Giữa 2 lớp tường cách nhau khoảng 10cm, có lớp xốp chèn ở giữa để vừa cách nhiệt vừa có khoảng trống để không khí lưu thông.
  • Dùng gạch block xây tường: Loại gạch này có khả năng cách nhiệt khá tốt.
  • Ốp tường bằng thạch cao: Giúp tạo ra một lớp cách nhiệt bền chắc và giàu tính thẩm mỹ. Giữa vách tường và vách thạch cao có thể sử dụng thêm vật liệu cách nhiệt như tấm xốp PU, bông thủy tinh…
  • Đổ bê tông tất cả mặt tường có hướng nắng trực tiếp (hướng Tây) nếu có thể.
  • Dành một khoảng đất ở phía Tây để trồng các cây bóng mát lớn giúp che chắn tường nhà. Hoặc trồng cây dây leo bên ngoài tường
  • Sơn cách nhiệt cho tường hoặc dùng giấy dán tường cách nhiệt.

Sơn tường biệt thự màu trắng mang lại cảm giác thông thoáng và giúp giảm hấp thụ nhiệt

BT2454 là mẫu thiết kế biệt thự nhà vườn 3 tầng tân cổ điển với mái mansard với mặt tiền phụ 20m
BT2454 là mẫu thiết kế biệt thự nhà vườn 3 tầng tân cổ điển với mái mansard với mặt tiền phụ 20m

Chống nóng cho mái nhà

Mái nhà cũng là nơi tiếp xúc trực tiếp và nhiều với ánh nắng mặt trời nên cũng cần có biện pháp chống nóng phù hợp. Nhìn chung, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:

  • Thiết kế mái dốc, mái Thái, mái Mansard thay cho mái bằng để tạo khoảng trống giữa lớp mái và lớp trần trên cùng. Khoảng trống này sẽ có tác dụng thông gió, chống nóng, tránh tích tụ nhiệt.
  • Dùng các vật liệu chống nóng cho mái: Mái ngói, tấm lợp, lát gạch chống nóng…
  • Đóng thêm trần giả bằng thạch cao, túi xốp hơi cách nhiệt.
  • Tạo một khoảng cách nhất định giữa mái và trần để cách âm, cách nhiệt, giảm bớt độ nóng.
  • Lắp đặt hệ thống thái dương năng hoặc pin năng lượng mặt trời cũng là một giải pháp hữu hiệu để chống nóng cho mái.

Giải pháp vườn trên mái giúp giảm nhiệt, chống nóng cho nhà mái bằng

Mẫu biệt thự 2 tầng độc đáo với phần sân vườn xanh mát trên phần mái bằng của ngôi nhà
Mẫu biệt thự 2 tầng độc đáo với phần sân vườn xanh mát trên phần mái bằng của ngôi nhà

Bên cạnh đó, mỗi loại mái cũng có biện pháp chống nóng riêng:

  • Đối với nhà mái bằng: Có thể sử dụng các biện pháp như thiết kế sân vườn trên mái nhà, thiết kế bể bơi trên tầng thượng, sử dụng hệ thống phun sương, dùng gạch rỗng chống nóng, gạch siêu nhẹ, gạch bê tông hoặc tấm cách nhiệt… Về phía bên trong nhà bạn cũng cân nhắc thiết kế trần thạch cao phía dưới tầng sân mái, ốp trần nhựa…
  • Đối với nhà lợp mái: Nên sử dụng ngói lợp chống nóng, trần giả cách nhiệt và xác định chiều cao mái hợp lý về tỉ lệ kiến trúc cũng như đảm bảo khoảng không cách nhiệt cho mái. Khung mái bằng gỗ sẽ giúp chống nóng tốt hơn khung sắt thép.
  • Đối với nhà lợp mái tôn: Nên sử dụng tôn cách nhiệt PU, tấm lợp cách nhiệt chống nóng mái tôn, trồng cây chống nóng hay sử dụng quạt hơi nước, quạt thông gió công nghiệp…

Thiết kế mái thái có độ dốc lớn kết hợp với ngói chống nóng giúp giảm nhiệt cho biệt thự

Sử dụng vật liệu chống nóng, cách nhiệt tiên tiến

Để chống nóng cho nhà, người ta còn sử dụng các vật liệu chống nóng, cách nhiệt tiên tiến như:

  • Sơn chống nóng: Sơn chứa các cầu rỗng thủy tinh có tác dụng ngăn ngừa sự truyền nhiệt. Thường dùng cho các loại mái: mái tôn, mái ngói, mái bằng…
  • Tấm xốp PU, mút xốp PE Foam, tấm cách nhiệt XPS: Giúp ngăn được 95 – 97% nhiệt bức xạ bên ngoài, giảm được 75 – 85% tiếng ồn…
  • Bông thủy tinh cách nhiệt: Có đặc điểm mềm mại, nhẹ, tính đàn hồi cao, cách nhiệt, cách âm 95 – 97%, độ bền cao…
  • Túi khí cách nhiệt (tấm nhựa polynum): Đây là giải pháp chống nóng mới dựa trên phương pháp phản nhiệt, giúp cách nhiệt, giảm nhiệt 95 – 97%, cách âm, giảm âm 60 – 70% và không ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ.
  • Nhựa UPVC: Giúp ngăn chặn bức xạ nhiệt từ bên ngoài và cách âm. Nhựa UPVC thường được dùng ở cửa ra vào, cửa sổ, vách ngăn bằng nhôm và gỗ ở nơi có nhiều ánh nắng chiếu vào.
  • Phim cách nhiệt (window film): Kết cấu mỏng, làm từ hợp chất đặc biệt và được dán lên cửa kính để chống nóng, chống tia tử ngoại mặt trời.
  • Gạch hourdis (gạch chữ U, gạch bọng chống nóng 8 lỗ): Được lát trực tiếp lên mặt bê tông và có thể lát gạch men, gạch tàu… lên phía trên. Nhờ các lỗ rỗng mà viên gạch có thể giảm sức hấp nhiệt. Gạch này thường được dùng trên sân thượng.
Dùng gạch hourdis ở sàn sân thượng có tác dụng chống nóng cho ngôi nhà
Dùng gạch hourdis ở sàn sân thượng có tác dụng chống nóng cho ngôi nhà

Sử dụng lam che chắn nắng

Ngày nay người ta cũng hay dùng lam như lam bê tông, lam nhôm, lam gỗ nhựa, gạch bông gió… ở mặt đứng, ngoài cửa sổ, trên tầng tượng ngôi nhà để che chắn nắng, ngăn mưa tạt và tạo ra sự riêng tư.

Không những thế, lam có tính thẩm mỹ cao, tạo hình phong phú (ngang, dọc, cắt CNC, đục lỗ ngẫu nhiên, dạng khối uốn lượn parametric,…) mang lại dấu ấn riêng cho ngôi nhà. Lam có thể sản xuất độc lập, thi công nhanh gọn, hạn chế được sự bất cập của công năng (chắn trước khu vệ sinh, che nơi phơi đồ).

Tuy nhiên, lam cũng có nhược điểm là cấu tạo phức tạp nên chi phí cao hoặc nhiều bụi, khó vệ sinh. Ngoài ra khi làm cần tính toán cẩn thận góc che nắng, độ vươn ra của kết cấu lam. Vì nếu dùng sai hướng sẽ không phát huy được hiệu quả, thậm chí còn làm giảm sự thông thoáng.

Lam gỗ nhựa kết hợp dây leo được sử dụng khéo léo ở mặt tiền giúp che nắng, vừa thẩm mỹ vừa tạo ra sự kín đáo nhất định cho không gian bên trong

Biệt thự đơn lập thiết kế theo phong cách kiến trúc hiện đại
Biệt thự đơn lập thiết kế theo phong cách kiến trúc hiện đại

Hạn chế tiết diện kính và kết hợp sử dụng các loại kính 2 lớp cách nhiệt

Đối với các ngôi nhà, đặc biệt là các ngôi nhà hướng Tây cần hạn chế tối đa các diện kính lớn về hướng Tây. Vì hướng Tây là hướng hứng nắng buổi chiều, bố trí cửa kính lớn hướng này sẽ đón nắng vào không gian bên trong nhiều, làm nhiệt độ trong nhà tăng cao. Để khắc phục hạn chế nắng nóng cho diện tường phía Tây, bạn có thể dùng cách giải pháp như:

  • Sử dụng tường hai lớp, tường dày thay cho diện kính lớn và chỉ mở ô cửa nhỏ để lấy sáng.
  • Dùng cửa kính hai lớp (có thể kết hợp với mành tre, mành trúc) hoặc cửa trong kính ngoài chớp : Cách này giúp hạn chế sự chiếu rọi của ánh nắng mà vẫn đảm bảo được sự thông thoáng.
  • Sử dụng tấm phim cách nhiệt (tấm phim tối cách nhiệt hoặc tấm phim phản quang) cho cửa kính: Các tấm phim này có tác dụng ngăn ánh nắng, lọc tia UV, giảm nhiệt độ hấp thụ vào nhà.

Hệ thống cửa sổ trong kính ngoài chớp giúp điều tiết ánh nắng, giảm nắng nóng cho biệt thự

Thiết kế biệt thự 1 tầng phong cách hiện đại sang trọng
Thiết kế biệt thự 1 tầng phong cách hiện đại sang trọng

Trồng nhiều cây xanh

Trồng cây xanh cũng là một biện pháp chống nóng cực hiệu quả. Cây xanh giống như một chiếc điều hòa không khí của tự nhiên, có tác dụng cản nguồn nhiệt và bức xạ mặt trời, tạo ra bóng râm, giúp không gian tươi mát hơn.

Tùy theo diện tích đất, vị trí, thiết kế của ngôi nhà, bạn có thể trồng cây xanh ở một số vị trí như sau để chống nóng:

  • Tạo khu sân vườn rộng bao quanh nhà: Thảm cỏ, tiểu cảnh, hoa, cây bóng mát, cây ăn quả, vườn rau xanh, hòn non bộ…
  • Trồng cây dây leo bám vào tường: Hoa giấy, hoa hồng leo, hoa leo Hoàng Thảo, cúc tần Ấn Độ, cây cát đằng, cây leo mai xanh…
  • Treo các chậu hoa ở hành lang, lan can kính
  • Thiết kế bồn hoa, để chậu cây cảnh nơi ban công
  • Thiết kế vườn trên mái, sân thượng
  • Tạo khu tiểu cảnh, để chậu cây trong nhà

Khu sân vườn rộng, trồng nhiều cây xanh, tiểu cảnh mang đến sắc xanh, bầu không khí trong lành và giúp giảm nắng nóng cho biệt thự

Mẫu biệt thự hiện đại 3 tầng sang trọng, phá cách
Mẫu biệt thự hiện đại 3 tầng sang trọng, phá cách

Điều hòa vi khí hậu bằng bể bơi, đài phun nước, hồ cá Koi….

Không chỉ có cây xanh mà yếu tố mặt nước như bể bơi, đài phun nước, hồ cá, suối, ao… cũng có tác dụng điều hòa khí hậu cho ngôi nhà, làm cho môi trường sống mát mẻ hơn.

Quá trình bốc hơi của nước cũng là quá trình hấp thu nhiệt của môi trường làm cho nhiệt độ không khí giảm xuống. Nhờ đó, ngôi nhà có thể giảm được 5 – 8 độ so với bình thường.

Bạn nên bố trí bể bơi, bể cá Koi, suối nhỏ, đài phun nước… ở sân vườn quanh nhà, trên mái, trên tầng… một cách hợp lý, hợp phong thủy vừa đạt hiệu ứng thẩm mỹ, vừa đạt được công năng điều hòa vi khí hậu cho ngôi nhà.

Tuy nhiên, trong quá trình thiết kế và vận hành sử dụng cần chú ý đến sự luân chuyển của dòng nước, vệ sinh thường xuyên, tránh tù đọng gây ô nhiễm.

Hồ nước được bố trí trước cửa để giảm bức xạ nhiệt, chống nắng nóng cho biệt thự

Mẫu biệt thự 2 tầng mái nhật mang phong cách tân cổ điển nhẹ nhàng, tinh tế đến từng chi tiết
Mẫu biệt thự 2 tầng mái nhật mang phong cách tân cổ điển nhẹ nhàng, tinh tế đến từng chi tiết

Chú ý yếu tố vi khí hậu trong nhà, mỗi phòng nên có 2 cửa sổ để lưu thông không khí

Cửa sổ là yếu tố quan trọng giúp đón gió, ánh sáng, điều hòa khí hậu, chống nóng cho ngôi nhà. Để phát huy lợi ích cửa sổ và ngôi nhà mát mẻ, thông thoáng hơn, bạn nên bố trí nhiều cửa sổ. Với những ngôi nhà lớn, nên thiết cửa sổ to để tạo điều kiện cho gió vào nhà nhiều hơn.

Đặc biệt, mỗi phòng nên có hai cửa sổ để lưu thông không khí. Một cửa sổ sẽ đóng vai trò đón gió thổi và một cửa sẽ đưa gió ra khỏi phòng. Đồng thời, tránh bố trí các vật dụng có kích thước lớn như tủ gỗ trước cửa sổ gây cản gió.

Hai cửa sổ được bố trí chéo nhau giúp đón gió, lưu thông không khí, mang lại sự thoáng mát cho phòng ăn
Hai cửa sổ được bố trí chéo nhau giúp đón gió, lưu thông không khí, mang lại sự thoáng mát cho phòng ăn

Trên đây là 8 giải pháp chống nóng chính mà An Hưng muốn giới thiệu đến các gia chủ. Việc áp dụng các giải pháp chống nóng ra sao còn tùy thuộc vào vị trí xây dựng, quy mô đất, hướng nhà, hình thức  kiến trúc, kinh phí đầu tư… và đặc biệt là giai đoạn xử lý.

Vì thế, quý vị nên có những tính toán kỹ lưỡng ngay từ giai đoạn đầu của quá trình xây dựng ngôi nhà – giai đoạn thiết kế. Giai đoạn này sẽ quyết định toàn bộ đến không gian, ánh sáng, vi khí hậu của ngôi nhà. Hãy tìm hiểu và lựa chọn một đơn vị chuyên môn giúp quý vị có những giải pháp hiệu quả nhất, kinh tế nhất, phù hợp nhất với căn nhà của mình.

Chia sẻ ngay

NHẬN MẪU NHÀ VÀ DỰ TOÁN THI CÔNG MIỄN PHÍ

    Lightbox Button