Nhà ở kết hợp với kinh doanh rất phổ biến tại các khu phố, khu đô thị hay những vùng có dân cư đông đúc. Tuy nhiên, làm thế nào để cân bằng giữa công năng sử dụng cho nhà ở và cho khu vực kinh doanh? Làm sao để không gian kinh doanh biệt lập với không gian ở?…. Hãy cùng Kiến trúc An Hưng tìm hiểu ngay những lưu ý dưới đây để có thể thiết kế, xây dựng mẫu nhà này phù hợp nhất.
Yếu tố mặt tiền cần được quan tâm hàng đầu
TÓM TẮT
Đối với nhà ở kết hợp với kinh doanh, mặt tiền rất quan trọng và là yếu tố cần được quan tâm hàng đầu. Vì thế, bạn cần lưu ý những điều cơ bản sau:
Mặt tiền cần phù hợp với loại hình kinh doanh
Trước khi thiết kế mặt tiền, gia chủ cũng cần xác định loại hình và mặt hàng muốn kinh doanh trước. Sau đó, kiến trúc sư sẽ căn cứ vào đó để đưa ra giải pháp thiết kế mặt tiền phù hợp nhất. Ví dụ:
- Nếu gia chủ muốn kinh doanh nhà hàng, cần thiết kế mặt tiền khang trang, rộng rãi, có khu để xe thuận tiện.
- Nếu kinh doanh quán cà phê, mặt tiền nên thiết kế độc đáo, thể hiện nét riêng của quán và có view đẹp thoáng.
- Nếu muốn kinh doanh mặt hàng thời trang, mặt tiền có thể vừa phải nhưng cần thiết kế sang trọng, chú trọng ánh sáng để làm nổi bật sản phẩm.
Tính thẩm mỹ
Để có thể thu hút mọi ánh nhìn, mặt tiền nhà ở kết hợp với kinh doanh phải có tính thẩm mỹ cao. Muốn làm được điều này, gia chủ cần:
- Nghiên cứu các thiết kế mặt tiền phù hợp với loại hình kinh doanh mà mình lựa chọn để tham khảo, áp dụng.
- Thiết kế hình khối, trang trí mặt tiền ấn tượng để tạo điểm nhấn thu hút và phù hợp với phong cách kiến trúc, loại hình, mặt hàng kinh doanh.
- Phối màu đẹp, hài hòa với tổng thể ngôi nhà, phù hợp với loại hình kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo tạo được dấu ấn riêng. Không nên dùng quá 3 màu cho phối cảnh mặt tiền để tạo ra sự hài hòa mà không gây rối mắt.
- Thiết kế bảng hiệu ấn tượng (có thể có thêm đèn chiếu sáng, đèn LED), phù hợp với loại hình kinh doanh và đầy đủ các thông tin cần thiết (tên cửa hàng, loại hinh kinh doanh, địa chỉ, ngày làm việc, giờ mở cửa và đóng cửa…).
Thông thoáng, tầm nhìn tốt và dễ nhận diện
Mặt tiền cần được thiết kế thông thoáng, rộng rãi. Do đặc điểm kinh doanh nên cửa chính nên được thiết kế cao, rộng, chiếm hết mặt tiền nhà để tăng diện tích tiếp xúc với không gian bên ngoài, giúp việc kinh doanh thuận lợi hơn.
Đảm bảo yếu tố an ninh, an toàn
Khi xây nhà ở kết hợp với kinh doanh, bạn cần thiết kế sao cho có thể đảm bảo yếu tố an ninh, an toàn một cách tối đa, nhất là đối với cửa chính. Dưới đây là một vài giải pháp thiết kế bạn có thể tham khảo:
- Thiết kế cửa nhiều lớp, gồm cửa cuốn, cửa sắt, cửa nhôm đúc bên ngoài và cửa kính cường lực bên trong để tăng số lớp bảo vệ.
- Lắp camera để giám sát các hoạt động ra vào nhà và tăng cường an ninh.
- Bố trí thêm thiết bị phòng cháy chữa cháy ở vị trí dễ nhìn thấy và dễ lấy nhất nếu bạn kinh doanh hàng ăn hoặc mặt hàng dễ gây cháy nổ…
Công năng sử dụng và sự riêng tư trong sinh hoạt gia đình
Kiểu nhà ở kết hợp với kinh doanh cần phải đảm bảo hai yếu tố là sinh hoạt và kinh doanh. Vì thế, bạn cần thiết kế công năng một cách tối ưu để kinh doanh thuận lợi và không ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt, đảm bảo tính riêng tư.
Để làm được điều này, hãy cân nhắc giải pháp sau:
- Xây dựng riêng một nhà vệ sinh dành cho khách ở khu vực kinh doanh để đảm bảo sự thuận tiện, không ảnh hưởng đến khu vực sinh hoạt của gia đình.
- Che chắn khu vực ở bằng tường bao, rèm cửa, hệ lam, bình phong, cây xanh để đảm bảo sự kín đáo, riêng tư cho không gian sinh hoạt.
- Thiết kế cầu thang riêng dẫn lên khu vực ở và có cửa ra vào riêng nơi đầu cầu thang.
- Bố trí thêm bảng hướng dẫn để nhắc nhở về khu vực ở mà khách hàng không nên đến.
Lựa chọn vật liệu phù hợp
Những căn nhà ở kết hợp với kinh doanh thường có yêu cầu riêng về việc lựa chọn sử dụng vật liệu. Dưới đây là một vài lưu ý:
- Vật liệu sử dụng cho mặt tiền nhà phải giúp cho phần ngoại thất ngôi nhà thêm sang trọng, thoáng đãng và đón được nhiều ánh sáng tự nhiên.
- Cửa cần thiết kế lớn để không cản trở tầm nhìn của khách qua đường, tránh xây tường rào cao ở phía trước.
Với các yêu cầu trên, các kiến trúc sư thường khuyến khích chủ đầu tư lựa chọn các loại vật liệu như: kính cường lực, nhôm kính, gạch ốp sáng bóng… cho phần mặt tiền và cửa.
- Kính cường lực là loại vật liệu có nhiều ưu điểm như bền, độ an toàn cao, có thể nhìn xuyên thấu, giúp kết nối không gian bên trong và bên ngoài nhà… Vì thế, đây là loại vật liệu rất được ưa chuộng cho không gian kinh doanh.
- Gạch ốp cũng được ưa chuộng và dùng để trang trí mặt tiền do có khả năng chống chịu được mưa, nắng, hạn chế ẩm ướt, nấm mốc, làm tăng độ sáng bóng và sang trọng cho mặt tiền.
- Hoặc bạn có thể kết hợp các loại vật liệu kính, đá, gỗ, kim loại… với nhau một cách hài hòa thì phần mặt tiền sẽ bắt mắt, ấn tượng hơn.
Trên đây là những lưu ý khi thiết kế nhà ở kết hợp với kinh doanh. Bên cạnh việc tham khảo và áp dụng các lưu ý này, bạn có thể nhờ đến các đơn vị thiết kế tư vấn giúp để căn nhà ở kết hợp với kinh doanh của mình giàu tính thẩm mỹ, tối ưu được công năng và phát huy được hiệu quả một cách tối đa.
Với kinh nghiệm thiết kế hàng trăm mẫu nhà trên khắp cả nước, trong đó có nhiều mẫu nhà ở kết hợp kinh doanh đẹp, kiến trúc An Hưng tự tin có thể mang đến cho bạn những bản concept nhà ở kết hợp với kinh doanh chất lượng và phù hợp nhất.
Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ giúp quý vị đưa ra các giải pháp thi công tối ưu nhất để đảm bảo không gian kinh doanh thông thoáng nhất có thể, ít cột nhất và tối ưu vật liệu nhất. Vì thế, hãy liên hệ ngay với chúng tôi khi muốn thiết kế nhà ở kết hợp với kinh doanh.